Thứ sáu, 19/04/2024 06:30 (GMT+7)
Thứ ba, 10/01/2023 15:10 (GMT+7)

Điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp có khung giá mới

Theo dõi KTMT trên

Theo Bộ Công Thương, khung giá phát điện áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời mặt đất có mức giá trần là 1.184,90 đồng/kWh; nhà máy điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh và nhà mát điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh.

Bộ Công Thương vừa ký ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT Ban hành khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký 7 tháng 1 năm 2023.

Cụ thể, khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp được ban hành quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.

Điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp có khung giá mới - Ảnh 1
Điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp có khung giá mới từ ngày 7 tháng 1 năm 2023.

Căn cứ khung giá phát điện quy định tại Quyết định này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đơn vị phát điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2022 để thỏa thuận giá phát điện theo quy định.

Theo đó, giá trần (giá cao nhất) của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp cụ thể như sau:

Nhà máy điện mặt trời mặt đất có mức giá trần là 1.184,90 đồng/kWh

Nhà máy điện mặt trời nổi là 1.508,27 đồng/kWh

Nhà máy điện gió trong đất liền là 1.587,12 đồng/kWh

Nhà mát điện gió trên biển là 1.815,95 đồng/kWh.

Trong buổi làm việc với tỉnh Bạc Liêu, các nhà đầu tư về phát triển năng lượng tái tạo tại Bạc Liêu và Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong những năm qua, Việt Nam có cơ chế khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời, nhưng giá không hợp lý, dẫn tới tình trạng "đua nhau làm" điện gió, điện mặt trời, ảnh hưởng tới cân đối cung cầu; có tình trạng mua giá điện mặt trời, điện gió với giá cao, trong khi giảm mua thủy điện với giá thấp.

Những năm trước, khi công nghệ chưa phát triển, giá điện gió, điện mặt trời ở thời điểm đó có thể là phù hợp để khuyến khích nhà đầu tư, nhưng hiện nay giá điện gió ở Việt Nam đang cao hơn so với thế giới và so với các nguồn điện khác. Trong khi công nghệ điện tiến bộ rất nhanh và đến nay chi phí sản xuất đã giảm nhiều. Mặt khác, các nhà đầu tư không đầu tư hệ thống truyền tải mà Nhà nước phải đầu tư với kinh phí lớn.

Các nhà đầu tư điện tái tạo đang có lãi cao, trong khi Nhà nước, người dân Việt Nam phải chịu giá điện cao, do đó phải xem xét lại về giá điện, đàm phán lại về các dự án điện gió đã triển khai, tìm giải pháp phù hợp, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà đầu tư, nhà nước, người dân để hợp tác bền vững, hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, hiện cả nước vẫn còn nhiều dự án/phần dự án điện gió, điện mặt trời đã triển khai trên thực tế nhưng không vào kịp thời hạn được hưởng biểu giá hỗ trợ (giá FIT).

Trong đó, có 62 dự án điện gió, tổng công suất 3.479 MW (trong tống số gần 150 dự án với tổng công suất trên 8.100MW), đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN nhưng do giá FIT hết hạn vào 1/11/2021 nên chưa có giá bán điện. Ngoài ra, có 452MW đã xây lắp xong nhưng chưa xác định giá bán điện.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp có khung giá mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Bình: Hướng tới du lịch “Net zero”
Du lịch “Net Zero” là xu hướng mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến với mục đích không gây tổn hại đến môi trường trong quá trình hoạt động. Quảng Bình sẽ phát trển các sản phẩm du lịch theo xu hướng này.
Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tin mới