Thứ bảy, 20/04/2024 19:57 (GMT+7)
Thứ tư, 16/03/2022 22:00 (GMT+7)

Dịch vụ xe đạp công cộng 'lên ngôi' giúp du lịch Hà Nội xanh hơn?

Theo dõi KTMT trên

So với việc di chuyển bằng ô tô hay xe máy thì việc đi xe đạp giúp môi trường bớt áp lực hơn. Hà Nội vừa nhất trí mô hình xe đạp công cộng tại 5 quận nội thành hướng đến phát triển thành phố du lịch bền vững.

Dịch vụ xe đạp công cộng ở 5 quận nội thành Hà Nội

Xe đạp được coi là một phương tiện hữu hiệu để giữ bầu không khí trong lành. Nếu mỗi người đều ý thức được lợi ích của xe đạp đối với môi trường  thì bầu không khí của chúng ta sẽ hạn chế bị ô nhiễm hơn rất nhiều. Xe đạp rất thân thiện không giống như ô tô, xe máy mỗi khi hoạt động sẽ thải rất nhiều lượng khí “bẩn” ra bầu không khí. Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ, nếu mọi người sử dụng xe đạp ít nhất 1 tuần 1 lần thì sẽ giảm lượng khí CO2 thải ra và giảm 20% sự nóng lên của toàn cầu.

Hà Nội vừa nhất trí giao Sở GTVT Hà Nội xây dựng dự án phát triển xe đạp công cộng để thực hiện tại 5 quận trung tâm. Xe đạp được sử dụng phục vụ người dân tại 5 quận trung tâm bao gồm đạp truyền thống, xe điện 2 bánh.
Sau Thành phố Hồ Chí Minh, dịch vụ xe đạp công cộng sẽ được triển khai ở 5 quận nội thành Hà Nội nhằm tạo thêm sự lựa chọn về phương thức giao thông cho người dân đi lại và du khách tham quan.

Dịch vụ xe đạp công cộng 'lên ngôi' giúp du lịch Hà Nội xanh hơn? - Ảnh 1
Hà Nội với dự án phát triển xe đạp công cộng để thực hiện tại 5 quận trung tâm. (Ảnh: 24h.com.vn)

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang xây dựng dự án phát triển xe đạp công cộng (bao gồm xe đạp truyền thống, xe điện 2 bánh) để thực hiện tại 5 quận nội thành, trong đó đối tượng phục vụ được dự án đặt ra là người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, học sinh sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố và khách du lịch…

Dự án sẽ triển khai theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống và 500 xe đạp điện.

Số xe này sẽ được bố trí tại từ 70-80 vị trí tại các quận Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân và các điểm cạnh lối lên xuống của tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Thời gian dự kiến thực hiện năm 2022-2023.

Dịch vụ xe đạp công cộng 'lên ngôi' giúp du lịch Hà Nội xanh hơn? - Ảnh 2
Bầu không khí của chúng ta sẽ hạn chế bị ô nhiễm hơn rất nhiều khi sử dụng xe đạp. (Ảnh: Internet)

Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023-2024: Tập trung phát triển mở rộng vùng dịch vụ ra các quận trung tâm và lân cận trung tâm. Quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm, chi tiết các địa điểm này sẽ được đơn vị thực hiện và các cơ quan có liên quan khảo sát và lựa cụ thể.

Theo tính toán của Công ty Trí Nam (đơn vị xây dựng dự án), tổng chi phí của dự án là khoảng 26 tỷ đồng và nhà đầu tư tự bỏ vốn, khai thác. Dự án dự kiến thực hiện thí điểm trong vòng 18 tháng, mức phí được đưa ra để người dân có thể sử dụng xe đạp điện là khoảng 20.000 đồng/giờ hoặc 200.000 đồng/ngày.

Du lịch Việt Nam cam kết hướng tới bền vững phục hồi sau đại dịch

Đánh giá từ các đơn vị lữ hành cho biết, những cam kết bền vững đang “đơm hoa kết trái” khi ngày càng nhiều du khách Việt đang biến ý định thành hành động khi đi du lịch trong 12 tháng vừa qua.

Theo một khảo sát được thực hiện bởi Booking.com với 29.000 du khách trên 30 quốc gia, bao gồm Việt Nam cho thấy những diễn biến của đại dịch đã trở thành điểm mốc then chốt để du khách theo đuổi lối sống bền vững. Trong đó, 97% du khách Việt cho rằng du lịch bền vững rất quan trọng, và 79% tin rằng mọi người phải hành động ngay để bảo vệ hành tinh cho các thế hệ tương lai.

Dịch vụ xe đạp công cộng 'lên ngôi' giúp du lịch Hà Nội xanh hơn? - Ảnh 3
Du lịch Việt Nam cam kết hướng tới bền vững phục hồi sau đại dịch. (Ảnh: Wiki Travel)

Trong khi ngành du lịch đang tái khởi động, Báo cáo thường niên về Du lịch bền vững của Booking.com cũng cho thấy du khách Việt Nam đang quan tâm đến việc du lịch bền vững hơn bao giờ hết, với 88% du khách Việt Nam tiết lộ rằng đại dịch đã thúc đẩy họ muốn đi du lịch theo cách bền vững hơn trong tương lai, và 41% thừa nhận cũng chính đại dịch đã khiến họ thay đổi quan điểm để hướng tới lối sống tích cực hơn. Trong đó, tái chế (33%) và giảm phung phí thức ăn (40%) là những ưu tiên hàng đầu tại nhà.

Theo kết quả nghiên cứu, cam kết hướng tới bền vững trong sinh hoạt hằng ngày của du khách cũng nhất quán với ý định của họ cho các chuyến du lịch sau này với 88% du khách Việt Nam muốn giảm rác thải tổng hợp, 86% muốn giảm mức tiêu thụ năng lượng (ví dụ: tắt điều hòa không khí và đèn khi ra khỏi phòng) và 81% muốn sử dụng loại hình giao thông thân thiện với môi trường hơn như đi bộ, xe đạp hoặc phương tiện công cộng thay vì taxi hay thuê xe.

Tại Việt Nam, du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên bước đầu định hình, bao gồm du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch quan sát đời sống động thực vật hoang dã tại các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên... Tuy nhiên, số lượng du khách tham gia các tour này không nhiều, đa số là khách phương Tây nhưng chưa được định hình thành một xu hướng du lịch rõ ràng.

Theo thống kê, hoạt động giao thông đóng góp đến tới 70% tỷ lệ ô nhiễm không khí trên các thành phố. Những luồng khí độc này sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người như: làm giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, và gia tăng tỷ lệ ung thư. Vì thế, mà đã có rất nhiều khuyến cáo khuyên mọi người nên sử dụng xe đạp để đóng góp một phần vào việc bảo vệ môi trường.
Theo báo cáo của thành phố Copenhagen, Đan Mạch có đến 70% lượng khí CO2 thải ra môi trường đến từ các phương tiện giao thông trong khi đi xe đạp ở đây giúp giảm đến 90,000 tấn khí thải CO2 mỗi năm.
Bên cạnh đó nghiên cứu của Giáo sư John Whitelegg chỉ ra rằng, một chiếc xe ô tô mà chỉ có 1 người lái thì chiếm lượng không gian gấp 20 lần so với người đi xe đạp. Ông nhấn mạnh quy hoạch không gian đô thị là một trong những vấn đề lớn của việc xây dựng những thành phố phát triển bền vững.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Dịch vụ xe đạp công cộng 'lên ngôi' giúp du lịch Hà Nội xanh hơn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Campuchia quyết tâm xây kênh đào Phù Nam Techo
Thủ tướng Camphuchia Hun Manet khẳng định rằng kênh đào Phù Nam Techo, với chi phí xây dựng 1,7 tỷ USD sẽ chỉ phục vụ việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước và không gây ra mối đe dọa an ninh nào cho các quốc gia khác.

Tin mới