Thứ sáu, 22/11/2024 12:20 (GMT+7)
Thứ ba, 06/02/2024 07:40 (GMT+7)

Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao: Hướng tới sản xuất canh tác bền vững

Theo dõi KTMT trên

Ngày 5/2, tại Kiên Giang, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện “Đề án phát triển bền vững một triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Luồng gió mới của ĐBSCL

Tới dự còn có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) Lê Minh Hoan, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và 12 địa phương đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các nhà khoa học, đại diện một số tổ chức quốc tế.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNH Trần Thanh Nam cho biết, ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo chính của Việt Nam. Sản lượng mỗi năm đã góp phần tạo nên việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu nông dân. Bên cạnh đó các chương trình, dự án, mô hình sản xuất lúa tiên tiến, thân thiện với môi trường đã được áp dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lúa gạo bền vững, nâng cao thu nhập cho nông dân, cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tăng khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như canh tác lúa chưa bền vững do người nông dân còn sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học gây ảnh hưởng đến môi trường, chưa có nhiều vùng chuyên canh lúa tập trung, quy mô lớn có sự liên kết…        

Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao: Hướng tới sản xuất canh tác bền vững - Ảnh 1
ĐBSCL hướng đến sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao. 

Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhấn mạnh, Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững, cũng như phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, canh tác bền vững và hiệu quả.

Đại diện các hiệp hội, các viện nghiên cứu và các địa phương cũng đánh giá Đề án là "luồng gió mới", thể hiện quyết tâm mới của Chính phủ trong việc từng bước hiện đại hóa ngành sản xuất lúa gạo của cả nước.

Đề án không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho gần 1,5 triệu người nông dân, mà còn góp phần khẳng định Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và giảm phát thải khí nhà kính.

Nhiều giải pháp được đề xuất 

Gợi mở nhiều định hướng, giải pháp để triển khai Đề án mang lại hiệu quả thực chất, các đại biểu nhấn mạnh phải đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo để người nông dân nắm vững, thuần thục những gói hỗ trợ kỹ thuật; sớm đưa vào chương trình càng nhanh, càng tốt những tiến bộ khoa học công nghệ, giống lúa có đặc điểm nổi trội về dinh dưỡng; có hệ thống giám sát, báo cáo được quốc tế công nhận để sản phẩm của Đề án thực sự là "gạo chất lượng cao, carbon thấp".

Các đại biểu cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải lồng ghép Đề án với các chương trình khác; tăng cường huy động nguồn lực cho Đề án thông qua hình thức đối tác công-tư; tăng cường hợp tác quốc tế.

Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh hình ảnh, vị thế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao trong thời gian qua, trong đó có đóng góp của ngành lúa gạo trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu trong khi một số quốc gia ngưng xuất khẩu gạo.

Phó Thủ tướng cho rằng phải "hợp tác" tốt, trước hết là trong đàm phán các khoản vay, phối hợp giữa các cơ quan Trung ương với nhau, giữa Trung ương với địa phương, giữa doanh nghiệp với nhau; nhấn mạnh "chúng ta sẽ thất bại nếu các doanh nghiệp tham gia Đề án này bằng cách riêng, không giống ai của mình, không có sự tuân thủ và phối hợp". Bên cạnh đó, phải lồng ghép tốt các chương trình để tạo sức mạnh tổng hợp mới có thể cùng thắng.

Khẳng định Chính phủ sẽ cam kết, đồng hành trong quá trình triển khai Đề án, Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT sớm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Dự án vay vốn của WB để triển khai Đề án; Chính sách thí điểm, cơ chế trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp; và đề xuất bổ sung vốn đầu tư công cho Bộ để hỗ trợ các hạng mục đầu tư trong Đề án.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao: Hướng tới sản xuất canh tác bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ninh Bình: Vượt mục tiêu đón khách du lịch trong năm 2024
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, lượng khách du lịch đến tỉnh này trong tháng 10 đạt 386,5 nghìn lượt, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng đón gần 7,7 triệu lượt khách, vượt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách trong năm 2024.
TP.HCM: Doanh thu từ lữ hành tăng gần 50%
10 tháng của năm 2024, doanh thu ngành du lịch TP.HCM đạt 156.649 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ lữ hành đạt mức cao với 32.255 tỉ đồng, tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới