Thứ sáu, 22/11/2024 00:14 (GMT+7)
Thứ tư, 19/10/2022 04:50 (GMT+7)

Đẩy mạnh triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai mùa mưa lũ

Theo dõi KTMT trên

Trước dự báo về tình hình thiên tai trong thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Ninh Thuận đã chủ động các biện pháp, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống với diễn biến của tình hình mưa lũ.

Trước dự báo về tần suất, mức độ nghiêm trọng của các cơn bão trong những tháng cuối năm và sắp tới là cơn bão số 6, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo các lực lượng nâng cao hiệu quả hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, Trong đó, đối với công tác bảo đảm an toàn công trình hồ đập, tỉnh Ninh Thuận đang thực hiện phương án xả lũ hợp lý, vừa đảm bảo an toàn cho các công trình thủy, đồng thời đảm bảo không để xảy ra ngập úng, gây thiệt hại cho sản xuất của người dân vùng hạ lưu.

Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khai thác, vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh tăng cường phối hợp với Sở NN&PTNT Chi cục Thủy lợi tỉnh và các địa phương liên quan kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn các công trình thủy lợi.

Đẩy mạnh triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai mùa mưa lũ - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Các đơn vị phải lắp đặt thiết bị cảnh báo thông tin khi xả lũ ở hồ chứa; gửi kế hoạch cụ thể đến chính quyền các địa phương vùng hạ lưu về thời gian cũng như lưu lượng xả lũ từ các hồ để thông báo liên tục trước 6 giờ đồng hồ cho người dân biết để chủ động ứng phó, phòng tránh trước khi tiến hành xả lũ.

Để bảo vệ an toàn cho hệ thống đê, kè ven biển, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố ven biển tăng cường kiểm tra hiện trạng, công trình đê biển trước mùa mưa bão như kiểm tra từng cao trình, mặt cắt ngang, nền, thân, hành lang bảo vệ đê, hành lang thoát lũ cửa sông, cửa biển, phạm vi bảo vệ kè, cống...nhằm phát hiện các sự cố hư hỏng công trình do các đơn vị, địa phương quản lý để sửa chữa kịp thời, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Các đơn vị chức năng và chính quyền các địa phương ở Ninh Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, rà soát chủ động phương án sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; bố trí lực lượng kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi mưa lũ, ngập lụt; đồng thời chủ động bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do ngập sâu, sạt lở, sẵn sàng tổ chức cứu trợ cho các hộ dân có nguy cơ thiếu đói.

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Thuận đã xác định rõ vùng, các khu vực trọng điểm thường xảy ra lũ quét. Cụ thể là khu vực đèo Ngoạn Mục, suối SaKai, suối Gia Chiêu, suối Tầm Ngân 1, thượng nguồn của các sông suối bắt nguồn từ Lâm Đồng về địa bàn các xã Lâm Sơn, Mỹ Sơn và Ma Nới, huyện Ninh Sơn; tại huyện Bác Ái đó là các xã Phước Chính, Phước Thành; Phước Bình; tại huyện Thuận Bắc là các xã Công Hải,xã Lợi Hải xã Bắc Phong và Phước Kháng.

Các khu vực trọng điểm thường xảy sạt lở đất, đá là ở xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn; tuyến đường tỉnh lộ 701 trên địa bàn xã Phước Dinh, (đường ven biển đoạn Mũi Dinh đi Cà Ná) của huyện Thuận Nam; tuyến đường xã Phước Thành và xã Phước Chiến; đoạn đường khu vực núi xuống Bình Tiên xã Công Hải, huyện Thuận Bắc; tuyến đường tỉnh lộ 706, đoạn đường từ xã Phước Thành, huyện Bác Ái đến xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc; tuyến đường tỉnh lộ 707, đoạn từ xã Phước Hòa đến xã Phước Bình, huyện Bác Ái.

Khu vực sạt lở núi, đất ở xã Ma Nới, xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn; các khu vực thuộc xã Phước Bình, xã Phước Thành huyện Bác Ái; khu vực Núi Chúa xã Lợi Hải; các khu vực của xã Phước Kháng, xã Bắc Sơn, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc; khu vực thôn Sơn Hải 2 thuộc xã Phước Dinh và khu vực xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam. Ngoài ra, có một số khu vực thuộc xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước; khu vực Đèo Cậu thuộc địa bàn xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn và khu vực bờ Sông Dinh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đề nghị đơn vị khai thác công trình thủy lợi chủ động bố trí lực lượng trực 24/24 giờ để theo dõi chặt chẽ diễn biến lượng mưa, mực nước các hồ chứa để kịp thời thông báo, thông tin đến vùng hạ du về việc vận hành điều tiết xả lũ các hồ chứa, đảm bảo an toàn theo đúng quy trình và tránh ngập lụt, gây thiệt hại vùng hạ lưu; thường xuyên kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố xảy ra.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 22 hồ chứa, với tổng dung tích thiết kế 414,29 triệu m3. Công tác đảm bảo an toàn hồ đập, các công trình thủy lợi là một trong những nhiệm vụ được UBND tỉnh Ninh Thuận ưu tiên triển khai. Tính đến sáng 14/10, tổng lượng nước tại 22 hồ chứa ở Ninh Thuận đạt 272,62 triệu m3, đạt tỷ lệ 65,8%. Trong đó, có nhiều hồ chứa lượng nước đạt từ 85-90%; 8 hồ khác lượng nước xấp xỉ bằng dung tích thiết kế.

An Như

Bạn đang đọc bài viết Đẩy mạnh triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai mùa mưa lũ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.