Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry công du Nhật Bản và Trung Quốc, trọng tâm là thúc đẩy hợp tác các nước lớn ứng phó biến đổi khí hậu.
Những vấn đề toàn cầu thì cần các giải pháp toàn cầu. Tuy nhiên, cho đến nay, các nước vẫn loay hoay trong việc nỗ lực chung ứng phó với biến đổi khí hậu. Lộ trình cắt giảm khí thải vẫn còn nhiều điểm khác nhau. Nếu nhiều nước xác định trung hòa khí carbon vào năm 2050 thì Trung Quốc, nước xả thải hàng đầu thế giới, xác định mục tiêu này vào năm 2060.
Ông John Kerry - Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu nói: "Thách thức về biến đổi khí hậu cũng lớn như bất kỳ thách thức toàn cầu nào mà chúng ta phải đối mặt. Và Trung Quốc, bạn của tôi, đóng một vai trò cực kỳ quan trọng".
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Mỹ tổ chức vào tháng 4, hợp tác toàn cầu, nhất là vai trò các nước phát thải nhiều nhất, đã liên tiếp được nhấn mạnh.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu: "Các nhà lãnh đạo ở mọi nơi phải hành động. Thứ nhất, bằng cách xây dựng một liên minh toàn cầu về không phát thải carbon vào giữa thế kỉ này. Thứ 2, bằng cách biến đây trở thành một thập kỉ biến đổi. Tất cả các quốc gia - bắt đầu với các nước phát thải lớn - nên đệ trình các đóng góp mới và tham vọng hơn do quốc gia quyết định để giảm thiểu, thích ứng và tài chính, đưa ra các hành động và chính sách trong 10 năm tới phù hợp với lộ trình không phát thải khí carbon vào năm 2050. Thứ 3, chúng ta cần chuyển những cam kết đó thành hành động cụ thể, ngay lập tức".
Trước những hậu quả ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu, các quốc gia trên thế giới đã và đang tìm kiếm những biện pháp khắc phục. Nhật Bản, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu được nhận định nên đóng vai trò chủ động hơn trong các cuộc thảo luận quốc tế bằng cách đưa ra các kế hoạch mang tính tham vọng để cắt giảm lượng khí thải. Mục tiêu của Nhật Bản càng gặp nhiều áp lực hơn sau thời điểm khí thải carbon dioxide tăng cao từ sự cố nhà máy điện Fukushima I. Trận động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân năm 2011 đã làm thay đổi đáng kể hiện trạng năng lượng của Nhật Bản. Mặc dù phải đối mặt với những thách thức to lớn, quốc gia này đã đạt được hiệu quả năng lượng cao nhất thế giới và tiếp tục theo đuổi các biện pháp cắt giảm khí thải.
Biến đổi khí hậu không bỏ lại bất cứ quốc gia nào. (Ảnh minh họa)
Nhật Bản hiện đã đặt ra mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính sau năm 2020, cụ thể là giảm 26% lượng phát thải vào năm 2030. Tín hiệu này cho thấy tham vọng dẫn đầu về giảm phát thải trên toàn cầu của Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản cũng đã tổng hợp các biện pháp cụ thể cùng các công nghệ tiên tiến. Mức tiêu thụ năng lượng tính trên một đơn vị GDP của Nhật Bản hiện thấp hơn khoảng 30% so với mức trung bình của các quốc gia G7 khác. Quốc gia này đặt ra mục tiêu cải thiện khoảng 40% tỉ lệ phát thải khí nhà kính trên GDP cho tới năm 2030. Nhật Bản cũng dự định đẩy nhanh việc đưa năng lượng tái tạo vào sử dụng, tăng 7 lần lượng điện năng từ năng lượng mặt trời và tăng 4 lần điện năng được sản xuất từ gió và địa nhiệt.
Các nước cũng có những chuyển đổi khác nhau về năng lượng trong bối cảnh các mục tiêu trung hòa khí thải đang đến gần; Tuy nhiên, Nhật Bản hiện là quốc gia duy nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển vẫn tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than. Và như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã nói, Mẹ Thiên nhiên thì không thể chờ đợi. Con người vẫn đang ngày càng hứng chịu các thảm họa tự nhiên với tần suất nhiều hơn, nặng nề hơn; Các nỗ lực toàn cầu vì thế đòi hỏi phải nhanh hơn, quyết liệt hơn.
Bà Christiana Figueres - Đối tác sáng lập tổ chức Global Optimism cho rằng: "Chúng ta có thể thực hiện được mọi thứ nhằm tránh những tác động theo cấp số nhân của biến đổi khí hậu, nhưng điều đó phụ thuộc vào các giải pháp được thực hiện nhanh hơn theo cấp số nhân".
Nhiều tác động từ biến đổi khí hậu là không thể đảo ngược, nhưng một tương lai phía trước vẫn có thể được đảm bảo. Các nhà hoạt động khí hậu đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần xem xét biến đổi khí hậu như một cuộc khủng hoảng thực sự để tìm cách giải quyết gốc rễ vấn đề. Nâng cao nhận thức, thay đổi chính sách, áp dụng khoa học công nghệ, biến cam kết thành hành động là điều mà các quốc gia cần khẩn trương thực hiện để thích ứng biến đổi khí hậu. Và Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu COP 26 vào tháng 11 đang được chờ đợi sẽ đưa ra câu trả lời cho vấn đề này.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất 5 nguyên tắc xử lý chất thải phóng xạ an toàn cho con người, tránh gây nguy hại cho tương lai và phù hợp quy chuẩn quốc tế.
Tại Chỉ thị số 09/CT-TTg vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện thể chế cho hoạt động của bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và chỉ đạo của Trung ương.
Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 yêu cầu: “Không thu phí, lệ phí đối với tổ chức, cá nhân phải thay đổi giấy tờ, thủ tục do sắp xếp đơn vị hành chính”.
Ngày 18/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP phê duyệt nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Trong đợt kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024, TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai chuyên đề riêng về đất sân golf có nguồn gốc đất sân bay, khu vực sạt lở, bồi đắp và đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường...
Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Để tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, hạn chế tình trạng thất thoát tài nguyên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BCT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định tại các Thông tư quy định về kinh doanh xăng dầu để phù hợp với thực tiễn quản lý và hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.
Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Quốc Oai, Hà Nội vừa biểu dương các cá nhân, tập thể là điển hiền trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Tư ngày 30/4, đến hết Chủ Nhật ngày 4/5 (làm bù vào thứ Bảy ngày 26/4).
Cải cách hành chính không thể chỉ nhìn từ con số. Bản chất của tổ chức hành chính là để phục vụ hiệu quả cho dân sinh, kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh.
BIM Land chính thức ra mắt điểm đến mới: Thanh Xuan Valley - một miền an trú trong lòng thung lũng 1 triệu tán thông, nơi thiên nhiên nguyên bản hòa quyện cùng thiết kế sang trọng, tạo nên một phong cách sống đẳng cấp dành riêng cho cộng đồng thượng lưu.
Cộng hưởng những giá trị đỉnh cao về vị trí, thiết kế và không gian sống, liền kề nhà vườn tại Vinhomes Wonder City đang trở thành lựa chọn lý tưởng cho tầng lớp thành đạt đang tìm kiếm một cuộc sống khác biệt phía Tây Thủ đô.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất 5 nguyên tắc xử lý chất thải phóng xạ an toàn cho con người, tránh gây nguy hại cho tương lai và phù hợp quy chuẩn quốc tế.
Theo quyết định của Chính phủ ký ngày 23/3, SpaceX – công ty do tỷ phú Elon Musk sáng lập – được phép thí điểm có kiểm soát dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (LEO) tại Việt Nam.
Từ 2026, Hà Nội sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đầy đủ cho các chủng loại xe buýt điện, triển khai thực hiện thay thế phương tiện, đến năm 2030, 100% xe buýt chuyển đổi sang dùng năng lượng xanh.
Tập đoàn PDSI của UAE đề xuất xây dựng tổ hợp du lịch, sân golf tại Bình Thuận, tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 2,6 tỷ USD, trong đó giai đoạn đầu là 1 tỷ USD.
HĐND tỉnh Ninh Bình vừa thông qua danh mục các dự án phải thu hồi đất trên địa bàn trong năm 2025. Theo đó, tỉnh này sẽ thu hồi 216,77 ha đất của 11 dự án chậm tiến độ.