Chính sách tín dụng ngân hàng hỗ trợ tăng trưởng xanh, cơ hội cho các doanh nghiệp
Theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng CNKT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính sách tín dụng ngân hàng hỗ trợ tăng trưởng xanh chính là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Tại hội thảo “Hiện thực hóa cam kết của Chính phủ về phát thải ròng về 0: Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ KH&ĐT) tổ chức sáng 11/10 tại Hà Nội, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng CNKT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói về Phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam, cơ hội cho các doanh nghiệp. Có 6 vấn đề mà bà chia sẻ:
1. Định hướng phát triển ngân hàng xanh
- Quyết định 1604/QĐ-NHNN ngày 07/08/2018 về Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam
+Tăng cường nhận thức và trách nhiệm của hệ thống ngân hàng về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
+Hướng dòng vốn tín dụng vào dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và
năng lượng tái tạo.
-Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 về Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
+Tăng hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Thúc đẩy phát triển "tín dụng xanh", "ngân hàng xanh”.
+Tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon.
2. Xây dựng kế hoạch hành động của ngành ngân hàng
-Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 06/8/2015 về KHHĐ của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.
Nghiên cứu hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với những mục tiêu tăng trưởng xanh
Tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng nhằm phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng xanh.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về hoạt động ngân hàng – tín dụng xanh.
-Quyết định 1731/QĐ-NHNN ngày 31/08/2018 về Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030.
3. Ban hành các văn bản hướng dẫn về cấp tín dụng xanh, quản lý rủi romôi trường và xã hội
Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng: Hoạt động cho vay phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quanbao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.
Công văn số 9050/NHNN-TD ngày 03/11/2017 hướng dẫn thống kê các dự án, phương án xanh, bảo vệ môi trường, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu được phân loại theo 12 ngành, lĩnh vực xanh.
Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/3/3015 khuyến khích các TCTD thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường vàxã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đối với một số ngành sản xuất và kinh doanh (2017) làm tài liệu tham khảo cho các TCTD đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của dự án đề nghị cấp tín dụng.
4. Triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho một số lĩnh vực xanh
Nông nghiệp xanh: Ban hành chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, hỗ trợ lãi suất, ưu đãi tài sản bảo đảm dối với khách hàng thực hiện các dự án nông nghiệp theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Triển khai các chương trình cho vay trồng rừng sản xuất Triển khai các chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở phòng chống biến đổi khí hậu, các chương trình giảm ô nhiễm môi trường
Nghị định 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 116/2018/NĐ-CP, Quyết định 813/QĐ-NHNN, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg…
Lâm nghiệp: Triển khai các chương trình cho vay trồng rừng sản xuất
Chương trình cho vay trồng rừng sản xuất và phát triển chăn nuôi theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP
Dự án phát triển ngành lâm nghiệp được thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.
Nhà ở và môi trường: Triển khai các chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở phòng chống biến đổi khí hậu, các chương trình giảm ô nhiễm môi trường
Chương trình cho vay xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt ở miền Trung, làm nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng song Cửu Long.
Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
5. Xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại
-Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực thanh toán; Triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt;
-Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công;
-Phát triển các dịch vụ thanh toán qua Internet, qua di động, qua mã QR code,...
-Trình Thủ tướng Chính phủ Đề án cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng;
-Hoàn thiện nghiên cứu Đề tài về công nghệ Blockchain/sổ cái phân tán để có giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo nền tảng cho sự phát triển của lĩnh vực Fintech…
Hầu hết các ngân hàng đều thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ, giải pháp kỹ thuật mới trong các hoạt động nghiệp vụ và cung ứng sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng trải nghiệm khách hàng.
6. Thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng
Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho các TCTD và cá nhân tham gia xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách, chương trình, sản phẩm tín dụng xanh.
Tích cực đàm phán nhằm huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế, tài trợ song phương và đa phương, hỗ trợ các TCTD trong nước có thêm nguồn lực tài trợ tín dụng cho các dự án xanh.
Với việc phát triển tín dụng xanh kết quả đạt được, Việt Nam được xếp vào nhóm thứ 2 các quốc gia có sự tiến bộ đáng kể trong tiến trình phát triển bền vững tại Báo cáo Đánh giá tiến bộ quốc gia giai đoạn 2020-2021 của Mạng lưới tài chính và ngân hàng bền vững (SBFN).
Xếp thứ hạng cao so với các nước châu Á và toàn cầu trong các chính sách liên quan đến đóng góp quốc gia tự quyết NDCs.
Về hoạt động tín dụng xanh
Giai đoạn 2017-2021, dư nợ cấp tín dụng xanh có tăng trưởng bình quân đạt hơn 25%/năm.
Việt Nam được xếp vào nhóm thứ 2 các quốc gia có sự tiến bộ đáng kể trong tiến trình phát triển bền vững tại Báo cáo Đánh giá tiến bộ quốc gia giai đoạn 2020-2021 của Mạng lưới tài chính và ngân hàng bền vững (SBFN).
Đến 30/06/2022, dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh đạt hơn 474.000 tỷ đồng (chiếm 4,1% tổng dư nợ toàn nền kinh tế), tăng 7,08% so với năm 2021, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (47%), nông nghiệp xanh (32%).
Dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt hơn 2.283 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 20% dư nợ cho vay của nền kinh tế, với hơn 1,1 triệu món vay.
Đồng thời việc định hướng chính sách tín dụng cũng được bà Thanh Tùng đưa ra
-Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động tín dụng xanh; ban hành Thông tư hướng dẫn các TCTD quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng để đáp ứng các yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường (2020).
-Xây dựng Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2030, thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 về biến đổi khí hậu.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, góp phần phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh đàm phán, tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính quốc tế, các TCTD trong nước tham gia hoạt động hợp tác quốc tế tài trợ vốn cho các dự án xanh.
Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành:
Có hướng dẫn về Danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các TCTD có căn cứ thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.
Xây dựng lộ trình thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành xanh (thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển…) của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh.
Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh.
Huyền Diệu