Thứ ba, 19/03/2024 16:36 (GMT+7)
Thứ bảy, 03/06/2023 11:15 (GMT+7)

Chính phủ điều chỉnh mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Theo dõi KTMT trên

Nghị định số 27 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2023, quy định về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường; người nộp phí; các trường hợp được miễn phí; mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP (Nghị định số 27) ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Nghị định số 27 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2023, quy định về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường; người nộp phí; tổ chức thu phí; các trường hợp được miễn phí; mức thu…

Theo đó, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than; khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại quy định tại Biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ban hành kèm theo Nghị định này.

Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô là 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành) là 35 đồng/m3.

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (bao gồm cả trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được khoáng sản) theo Biểu khung mức thu phí.

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức thu phí.

Chính phủ điều chỉnh mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản - Ảnh 1
Nghị định số 27 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2023, quy định về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường; người nộp phí; các trường hợp được miễn phí; mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Nghị định nêu rõ, căn cứ nguyên tắc xác định mức thu phí quy định tại Luật Phí và lệ phí, Biểu khung mức thu phí và tham khảo mức thu phí của các địa phương có khai thác khoáng sản tương tự thuộc đối tượng chịu phí, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định cụ thể mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.


Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành mức thu phí mới thì tiếp tục thực hiện mức thu phí theo quy định hiện hành của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích thì tiếp tục áp dụng tỷ lệ theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Chậm nhất đến ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích để áp dụng tại địa phương.

3 đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường 

Nghị định số 27 quy định 3 nhóm đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản bao gồm:

Một là, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.

Hai là, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.

Ba là, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.

Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, Bộ luật hình sự năm 2015 đã đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khoáng sản nói riêng.

Năm 2014, Luật bảo vệ môi trường ban hành tiếp tục có quy định chi tiết, cụ thể hơn về “Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản” so với quy định về bảo vệ môi trường trong Luật khoáng sản năm 2010 như: Phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường, phải thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn; có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại và tác động xấu khác đến môi trường xung quanh.

Phải có kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường cho toàn bộ quá trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường; phải lưu giữ, vận chuyển khoáng sản có tính chất độc hại bằng thiết bị chuyên dụng, được che chắn tránh phát tán ra môi trường;



Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Chính phủ điều chỉnh mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hưởng ứng ngày Chủ nhật Xanh lần thứ 152
Mới đây, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Thành phố cùng các đơn vị phối hợp tổ chức Lễ ra quân Ngày chủ nhật xanh lần thứ 152 với các hoạt động thiết thực tại phường Thới An, Quận 12.

Tin mới

Quảng Nam: Thu hút hơn 20.000 tỉ đồng đầu tư 16 dự án
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Quảng Nam đã trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thoả thuận nghiên cứu địa điểm đầu tư cho các nhà đầu tư của 16 dự án.