Chỉ số kinh doanh liêm chính Việt Nam để doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường quốc tế
Tại hội thảo “Cùng hành động thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng tại Việt Nam” ngày 22/12 tại Hà Nội, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành, Economica Việt Nam, Chuyên gia tư vấn, giới thiệu Chỉ số Kinh doanh liêm chính (VBII) - Bộ công cụ tự đánh giá
Kinh doanh liêm chính đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu, là điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế, đặc biệt là những thị trường khó tính. Một trong những điều kiện tiên quyết do các nhãn hàng đưa ra cho doanh nghiệp là cam kết kinh doanh có trách nhiệm.
Theo TS. Lê Duy Bình, Việt Nam đã và đang ngày càng thể hiện mạnh mẽ cam kết và dành nhiều nỗ lực cho công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ ra như sau:
- Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi tháng 11/2018: Mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài nhà nước
-Chỉ thị số 10/CT-TTg: Về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
-Các chính sách về công khai, minh bạch, liêm chính, đối với doanh nghiệp: có tác động trực tiếp đến mức độ liêm chính của doanh nghiệp trên thị trường.
Cơ sở lý luận:
-Tạo ra một công cụ khách quan và đáng tin cậy có thể đo lường hiệu suất và hỗ trợ quá trình cải tiến liên tục của các công ty quan tâm
-Nhận biết và làm nổi bật các vấn đề liên quan đến tính liêm chính trong các công ty tham gia
-Cung cấp thông tin cho các bên liên quan về các tiêu chuẩn tuân thủ và văn hóa liêm chính
-Khuyến khích các doanh nghiệp tích cực công bố thông tin về quản trị công ty, chính sách liêm chính trong kinh doanh và các sáng kiến liên quan v.v.
-Đo lường và giám sát sự tuân thủ
-Khuyến khích các công ty xây dựng các chương trình liêm chính và tuân thủ hiệu quả.
-Khuyến khích cam kết về tính liêm chính của đội ngũ nhân viên và quản lý của các công ty tham gia
-Cung cấp dữ liệu hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, nhà hoạt động và các bên liên quan khác làm việc trong chương trình BI.
5 khía cạnh của kinh doanh liêm chính
Kinh doanh liêm chính nghĩa là hoạt động một cách công bằng, minh bạch, cởi mở và toàn diện, bao gồm 5 khía cạnh khác nhau nhưng có mối liên hệ qua lại:
1.Tính bền vững: Mang lại giá trị lâu dài cho các bên liên quan mà không làm ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của con người, môi trường và nền kinh tế
2.Chống tham nhũng: Tham gia vào các hoạt động phòng, chống tham nhũng
3.Quyền con người: Công nhận các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức chung về bảo vệ quyền cá nhân
4.Đa dạng và Hòa nhập: Thúc đẩy sự đa dạng về nhân khẩu học và nhận thức, cũng như thể hiện khả năng tiếp cận và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người bất kể đặc điểm xã hội hoặc cá nhân
5.Đạo đức: Thiết lập các nguyên tắc và giá trị hướng dẫn hành vi của cá nhân và tổ chức.
Chỉ số liêm chính trong doanh nghiệp Việt Nam
Chỉ số này được xây dựng dựa trên các yếu tố cần thiết để xây dựng và vận hành một công ty dựa trên sự chính trực: Hiệu ứng tín hiệu; Nâng cao nhận thức; Tạo động lực; Tính không thể đảo ngược; Thông tin có giá trị
Đánh giá của chuyên gia ngoài:
Thực hiện đánh giá: Tính hiệu quả; Tính bảo mật; Tính so sánh
Sự tham gia của nhóm công tác: Thành lập một nhóm đánh giá hoặc tổ công tác; Mẫu khảo sát: ~ 20 đến 80; Lấy mẫu ngẫu nhiên, phân tầng; Tính trung lập, ẩn danh của các câu trả lời
Sự tham gia của nhân viên: Hiệu ứng tín hiệu; Nâng cao nhận thức; Tạo động lực; Tính không thể đảo ngược; Thông tin có giá trị.
Đánh giá của chuyên gia ngoài: Cải thiện chất lượng của cuộc khảo sát hoặc để tăng thêm độ tin cậy cho việc phân tích bản đánh giá nội bộ của công ty.
Quy trình vận hành
-Tuân theo các nguyên tắc chính của khảo sát/ điều tra trong doanh nghiệp như: tính trung lập, ẩn danh của các câu trả lời v.v. Nhân viên phải thoải mái để đưa ra câu trả lời trung thực.
- Khảo sát tính liêm chính phải được vận hành và sử dụng như một công cụ để nhìn về tương lai thay vì đánh giá quá khứ, như một công cụ để thực hiện các biện pháp chủ động và phòng ngừa thay vì chỉ đơn giản là xác định người vi phạm và thực hiện các biện pháp phản ứng hoặc xử lý
-Trách nhiệm chung để nâng cao tính liêm chính trong công ty, không phải là một phương tiện để “chống lại” đồng nghiệp hoặc ban giám đốc.
Văn hóa
Nhân viên: Sự tuân thủ của nhân viên; Sự quan tâm của nhân viên; Phản hồi của nhân viên
Đào tạo: Đào tạo về kinh doanh liêm chính; Đào tạo lồng ghép các nội dung kinh doanh liêm chính; Đào tạo có điều chỉnh phù hợp, rõ ràng và dễ hiểu ; Đào tạo cho người mới tuyển dụng; Đào tạo cập nhật, đổi mới và thường xuyên.
Bộ quy tắc ứng xử
-Có bộ quy tắc ứng xử
-Được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị hoặc cấp tương đương hoặc, hoặc người quản lý - chủ sở hữu công ty (nếu là công ty thuộc sở hữu gia đình)
-Lồng ghép các nội dung về kinh doanh liêm chính
-Không thỏa hiệp và trừng phạt các lỗi vi phạm chính sách
-Nhân viên nắm vững Bộ quy tắc ứng xử
-Có thông báo về Bộ quy tắc ứng xử cho các bên thứ ba
-Có các chính sách, quy tình và tài liệu hướng dẫn thực hiện Bộ quy tắc ứng xử
-Các tình huống xung đột lợi ích
-Thường xuyên xem xét và cập nhật
Kiểm soát
-Hệ thống nội bộ
-Kiểm toán nội bộ và kế hoạch giám sát
-Cơ chế giám sát
-Hội đồng hoặc tổ chức tương đương
-Các đánh giá của các quản lý hàng đầu
-Nguồn lực cho các chương trình kinh doanh liêm chính
-Các đánh giá thường xuyên về rủi ro đối với kinh doanh liêm chính
-Liên tục cải tiến và thay đổi
-Các kênh an toàn và dễ tiếp cận để nhân viên nêu quan ngại
-Các kênh an toàn và dễ tiếp cận cho bên thứ ba
-Có hành động khi nhận được tố giác
Thực hiện: Nhân viên, giới và sự hòa nhập
-Cam kết của Ban lãnh đạo cao nhất về bình đẳng giới, tính đa dạng và hòa nhập
-Chính sách phân biệt đối xử tại nơi làm việc dựa trên giới tính, dân tộc và khuyết tật
-Các hành vi bất hợp pháp như lao động trẻ em hoặc vi phạm các quy định của Luật lao động
-Quấy rối tình dục hoặc tạo ra một môi trường làm việc thù địch
-Công ty không vi phạm các quy tắc về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc
-Các quy tắc về tiền lương, làm thêm giờ hoặc phúc lợi của nhân viên
-Quyền riêng tư của nhân viên
-Đại diện của người lao động trong công ty
-Quyền thương lượng tập thể của người lao động
-Quyền đối thoại xã hội của người lao động
-Minh bạch trong tuyển dụng và xóa bỏ khoảng cách lương do giới tính và tình trạng khuyết tật
-Đào tạo và phát triển
-Lạm dụng các chất kích thích (ma túy, rượu) tại nơi làm việc
-Chiến lược về giới và hòa nhập.
Huyền Diệu