HĐND TP.HCM sẽ dành ra một ngày cho các đại biểu chất vấn nhiều vấn đề đang được người dân quan tâm, tập trung xung quanh đến tình hình dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 8/12, tiếp tục kỳ họp thứ 4, HĐND TP.HCM khoá X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Chủ tịch HĐND Thành phố - Nguyễn Thị Lệ điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu (ĐB) quan tâm và lo lắng việc dịch đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại, trong khi nhân lực y tế thiếu, nhất là y tế cơ sở. ĐB Phạm Văn Rậm (quận Tân Phú) phản ánh trong năm 2020 và 11 tháng 2021, tại TP.HCM nhân viên y tế tuyến cơ sở xin nghỉ việc nhiều.
“Do đó, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, dù kiểm soát nhưng còn phức tạp, Sở Y tế có tham mưu chính sách gì đối với UBND TPHCM để thu hút nhân lực y tế cơ sở tiếp tục công tác” - ĐB Phạm Văn Rậm chất vấn.
ĐB Tăng Hữu Phong (quận Phú Nhuận) lo lắng về việc thiếu nhấn lực tại các trạm y tế xã, phường. ĐB Tăng Hữu Phong cho rằng, định biên hiện nay tối thiểu là 5 nhân viên, tối đa là 10 nhân viên/trạm tùy vào số dân.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ điều hành phiên chất vấn ngày 8/12.
Tuy nhiên, ông Phong cho rằng, có những phường với số dân trên 100 nghìn người, thì định biên cũ rất thiếu, quyền lợi về chăm sóc sức khỏe cho người dân không đảm bảo…
Đại biểu Thích Minh Thành (quận Bình Thạnh) đặt vấn đề Sở Y tế có có những chính sách nào để củng cố năng lực cho các trạm y tế và hệ thống y tế đang có, như về tăng vật tư, cơ số thuốc và nhân sự… Ngoài ra, ngành y tế có tiên lượng gì về biến chủng mới hay không? Chuẩn bị ứng phó thế nào nếu đại dịch bùng phát mạnh trở lại?
Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM - Tăng Chí Thượng cho biết hiện nay số nhân viên y tế trên một vạn dân của TP thấp nhất cả nước với 2,31 người trên vạn dân, so với cả nước là 7 người trên vạn dân.
“Bình thường tuyến y tế cơ sở đã có những hạn chế thì khi dịch bùng phát điều này càng bộc lộ rõ”, ông Tăng Chí Thượng nói.
Trong năm nay, số nhân viên y tế ở cơ sở nghỉ cũng rất nhiều. Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, có nhiều lý do nhưng dễ nhìn thấy nhất là họ bị kiệt sức sau nhiều tháng liền tham gia chống dịch, thêm nữa thu nhập thấp.
Ông Thượng cho rằng, về lâu dài Quốc hội nên xem xét, điều chỉnh lại biên chế theo quy mô dân số chứ không phải địa giới hành chính, lý tưởng nhất là 1 trạm y tế trên 1 vạn dân. Còn về trước mắt, Sở Y tế TP.HCM sẽ kiến nghị tăng biên chế lên từ 10 đến 20 người.
“Nếu các chính sách này được thông qua, chắc chắc các trạm y tế sẽ tuyển dụng được nhân lực”, ông Thượng khẳng định.
Ngoài vấn đề y tế, dịch bệnh Covid-19, trong kỳ họp này, HĐND TP.HCM sẽ tập trung chất vấn thêm các vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 và các nội dung về kế hoạch đầu tư công năm 2022 liên quan đến trách nhiệm của Giám đốc Sở KH&ĐT; Vấn đề về công tác phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận liên quan đến Chủ tịch UBND quận 7.
Ngoài ra, HĐND TP.HCM sẽ dành thời gian để Chủ tịch UBND Thành phố trình bày thêm về các nhóm vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng, an ninh trên địa bàn TP.HCM năm 2021. Phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp trọng tâm cho năm 2022 và báo cáo thêm với HĐND TP.HCM một số vấn đề thuộc 4 lĩnh vực nêu trên mà HĐND Thành phố quan tâm và trả lời trực tiếp các câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND Thành phố.
Chủ tịch HĐND TP.HCM - Nguyễn Thị Lệ cho biết hoạt động chất vấn trong suốt các nhiệm kỳ họp vừa qua đã liên tục được đổi mới để nâng cao hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi chung của việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND TP.HCM tại các kỳ họp, làm cho hoạt động chất vấn không chỉ đơn thuần là một hình thức hoạt động giám sát, tăng cường trách nhiệm giải trình, nhất là của người đứng đầu mà còn là một dịp để tương tác, bổ trợ cho các hoạt động giám sát khác cũng như thực hiện chức năng lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của HĐND Thành phố.
“Thành công của phiên họp chất vấn lần này là một yếu tố để đảm bảo cho thành công của cả kỳ họp HĐND Thành phố. Kết quả của phiên chất vấn đầu tiên này trong nhiệm kỳ cũng là tiền đề, điều kiện để chúng ta tiếp tục rút kinh nghiệm cho các phiên chất vấn của các kỳ họp sau được tốt hơn”, Chủ tịch HĐND TP.HCM - Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh.
Sáng 22/7, Đảng bộ phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025–2030. Đây là đại hội điểm cấp xã, phường đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn cho người dân, tàu thuyền và các khu du lịch trọng điểm.
Sáng 21/7/2025, Phiên chính thức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
"Chúng ta không bỏ qua một thông tin nào dù với hy vọng nhỏ nhoi nhất" và Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục làm hết sức mình, huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính liệt sĩ..."
Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Ngày 15/7/2025, Công an tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt ra quân thực hiện Mệnh lệnh số 01 của Giám đốc Công an tỉnh về tổng kiểm tra, kiểm soát hành chính ban đêm để phòng ngừa, trấn áp tội phạm.
Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Theo báo cáo của tỉnh Ninh Bình, trong 02 ngày 21-22/7, do ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 3 nhiều diện tích lúa, hoa màu trên địa bàn tỉnh bị ngập sâu, nhiều cột điện bị gió quật đổ.
Cập nhật đến 19h25 hôm nay (22/7), sau 9 giờ đổ bộ khu vực Hưng Yên – Thanh Hóa, bão Wipha đã suy yếu thành áp thấp, tuy nhiên vẫn cần đề phòng mưa lớn, sạt lở đất và lũ quét.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối 22/7, sau khi đi sâu vào đất liền khu vực Ninh Bình – Thanh Hoá, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Theo tin bão mới nhất, lúc 16h ngày 22/7, tâm bão số 3 ở trên đất liền Ninh Bình–Thanh Hóa, mạnh cấp 8, giật cấp 10, di chuyển hướng Tây với tốc độ 10–15km/h.
Ngày 22/7 trên địa bàn TP.Thanh Hóa, mưa lớn làm ngập nhiều tuyến đường, tuy nhiên do được cảnh báo từ trước và chủ động phòng tránh nên người dân đã có phương án để bảo vệ tài sản của mình.
Sáng 22/7, Đảng bộ phường Bãi Cháy (Quảng Ninh) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025–2030. Đây là đại hội điểm cấp xã, phường đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh.
Tính đến 14h ngày 22/7, bão số 3 đã gây ảnh hưởng đáng kể tại tỉnh Nghệ An. Hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, nhiều tuyến đường bị sạt lở và hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ.
Sau nhiều phiên giằng co, VN-Index chính thức vượt mốc 1.500 điểm trong phiên 22/7, chốt tại 1.509,54 điểm, tăng 1,65%. Dòng tiền mạnh mẽ lan tỏa khắp các nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán và ngân hàng.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những quyết định thương mại của các cường quốc có thể gây ra các hiệu ứng lan tỏa sâu rộng, tạo ra những công thức hoàn hảo nhưng cũng mở ra cơ hội chiến lược cho nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.
Theo báo cáo tổng hợp mới nhất của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, tính đến sáng 22/7, toàn tỉnh có 24 địa phương bị ảnh hưởng, ước tính thiệt hại tài sản đã vượt mốc 13,5 tỷ đồng.