Thứ bảy, 23/11/2024 04:55 (GMT+7)
Thứ năm, 01/10/2020 09:03 (GMT+7)

Cảnh báo tái diễn xâm nhập mặn ở ĐBSCL vào mùa khô 2020 – 2021

Theo dõi KTMT trên

Theo dự báo, tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm và gay gắt trong mùa khô 2020 - 2021.

Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tổng lượng dòng chảy trong những tháng mùa khô 2020 - 2021 từ thượng nguồn sông Mê Kông về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở mức thiếu hụt từ 20 - 35% so với trung bình nhiều năm, tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm và gay gắt trong mùa khô 2020 - 2021.

Tuy nhiên, dự báo khí quyển khả năng chuyển sang trạng thái pha lạnh (La Nina) vào các tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021, nên lượng mưa trong các tháng mùa khô tại vùng ĐBSCL có khả năng cao hơn trung bình nhiều năm và xuất hiện các đợt mưa trái mùa nên tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có khả năng ít khốc liệt hơn năm 2019.

Thời gian xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có thể xuất hiện sớm từ khoảng đầu tháng 12/2020, trong đó xâm nhập mặn cao tập trung vào tháng 2/2021 (từ 10 - 14/2, từ 24 - 28/2/2021), tháng 3 (từ 12 - 16/3, từ 25 - 29/3/2021); riêng các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn vào tháng 3, tháng 4 (từ 10 - 14/4/2021, từ 24 - 28/20214).

Do thiếu hụt nguồn nước dẫn đến mực nước trên sông và các kênh rạch ở mức thấp, nguy cơ cao xảy ra sạt lở bờ sông và các kênh rạch trong thời gian này, đặc biệt là trên các sông chính.

Cảnh báo tái diễn xâm nhập mặn ở ĐBSCL vào mùa khô 2020 – 2021 - Ảnh 1
Thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ diễn ra gay gắt trong mùa khô năm 2020 - 2021. (Ảnh minh họa: Internet)

Trường hợp cực đoan, mưa trái mùa xảy ra ít, kết hợp với việc sử dụng, khai thác tài nguyên nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập vùng thượng nguồn gia tăng, tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ diễn ra tương tự mùa khô năm 2019 - 2020 và có thể còn gay gắt hơn.

Theo báo Giao thông nói về điều này, ông Vũ Đức Long, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia cho biết, Tổng cục KTTV, mùa mưa năm 2020 trên lưu vực sông Mê Kông xuất hiện muộn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Đáng chú ý, tổng lượng mưa trên toàn lưu vực ở mức thấp hơn so với TBNN. Dòng chảy về ĐBSCL từ đầu mùa lũ đến nay ở mức rất thấp so với TBNN và thấp hơn cùng kỳ năm 2015, 2019.

Cụ thể, tại lưu vực sông Mê Kông, sau đợt hạn mặn khốc liệt đầu năm 2020, dù đã bước vào mùa lũ nhưng lượng mưa vẫn tiếp tục sụt giảm. “Từ đầu tháng 6 đến nay, tổng lượng mưa khu vực thượng nguồn Trung Quốc thấp hơn so với TBNN khoảng 25% và cao hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 10%. Tổng lượng mưa ở vùng thượng lưu sông Mê Kông ở mức cao hơn TBNN và năm 2019 từ 10 - 25%, ở vùng trung, hạ lưu phổ biến thấp hơn TBNN và năm 2019 từ 25 - 45%”, ông Long phân tích.

Riêng tại khu vực ĐBSCL tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN từ 10 - 40%. “Hiện tại, mực nước cao nhất vùng đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn TBNN từ 1,15 - 2,0m, thấp hơn cùng kỳ năm 2019 từ 1,05 - 1,65m và năm 2015 từ 0,1 - 0,45m. Tổng lượng dòng chảy vào ĐBSCL tại 2 trạm Tân Châu và Châu Đốc từ tháng 6 đến nay chỉ bằng 55% giá trị TBNN, nghĩa là thiếu tới 65 tỉ m3”, ông Long dẫn giải.

Theo thông tin dự báo khí tượng, cuối tháng 9 và tháng 10, lượng mưa trên lưu vực có thể sẽ được cải thiện và lượng mưa sẽ tăng tới mức TBNN. Tuy nhiên, thường vào đầu mùa lũ, các hồ chứa bắt đầu tích nước theo quy trình.

Do vậy, mặc dù có thể có sự gia tăng đóng góp dòng chảy của mưa nhưng vì nền tài nguyên nước trên lưu vực nửa đầu mùa lũ đang ở mức rất thấp (kể cả mực nước các hồ chứa), nên mực nước dọc dòng chính sông Mê Kông không thể tăng cao và vẫn bị thấp hơn so với TBNN. Các hồ chứa vẫn tiếp tục tích cực tích nước để đảm bảo phát điện trong mùa khô tới.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Cảnh báo tái diễn xâm nhập mặn ở ĐBSCL vào mùa khô 2020 – 2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới