Chủ nhật, 28/04/2024 22:50 (GMT+7)
Thứ ba, 05/12/2023 17:22 (GMT+7)

Cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 có thể trở thành “lời hứa suông”

Theo dõi KTMT trên

Đã có 150 quốc gia đồng ý cam kết chung về mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Tuy nhiên, 13% trong số các quốc gia mới ít nhất một lần đưa ra các kế hoạch cụ thể để giảm thiểu nhiên liệu hóa thạch. Điều này có thể khiến các cam kết trở thành “lời hứa suông".

Cảnh báo cam kết "suông" 

Nhóm Net Zero Tracker - Tập hợp các chuyên gia từ các trung tâm uy tín có cả trường Đại học Oxford của Anh đã công bố báo cáo mới trong bối cảnh Hội nghị COP28 đang diễn ra tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Theo đó báo cáo cảnh báo hầu hết các quốc gia từng cam kết về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đều chưa có bất cứ kế hoạch mạnh mẽ nào nhằm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch. 

Cụ thể, 13% trong số 159 quốc gia đã cam kết chung từng đưa ra ít nhất một lần cam kết cụ thể để loại bỏ việc sử dụng, sản xuất hay thăm dò khí đốt và dầu. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 chỉ khi nào ta đưa ra các kế hoạch cụ thể và rõ ràng. 

Cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 có thể trở thành “lời hứa suông” - Ảnh 1
Đã có 150 quốc gia đồng ý vào cam kết chung về  mục tiêu phát thải ròng bằng 0. 

Ngoài ra, với hơn 1.500 quốc gia, khu vực, thành phố và công ty lớn cam kết về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 thì có đến 95% các quốc gia sản xuất dầu khí không cam kết loại bỏ dần hoạt động thăm dò. 

56% doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực sản xuất than cam kết loại bỏ nhiên liệu đặc biệt gây tổn hại môi trường. So với các doanh nghiệp của châu Phi và châu Âu, các công ty Mỹ đang tụt lại trong quá trình thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0.  

Tuy còn nhiều kết quả chưa mong muốn nhưng báo cáo cũng đã ca ngợi những thành phố, quốc gia đã có thành công trong việc thực hiện mục tiêu này. Đó là thủ đô Stockholm của Thụy Điển, công ty năng lượng Orsted (Đan Mạch) hay Tây Ban Nha. 

Cam kết cắt giảm khí thải tại COP28 chưa cấp thiết 

Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nhận định những cam kết về cắt giảm khí methane thải ra môi trường là bước đi đúng đắn. Tuy nhiên nhà lãnh đạo LHQ cho rằng các cam kết về biến đổi khí hậu COP28 chưa làm rõ được cách thức  để các công ty lên kế hoạch đạt được mục tiêu, nói cách khác là vẫn còn dưới mức cần thiết rất xa để đối phó để đối phó với tình hình hiện nay. 

Cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 có thể trở thành “lời hứa suông” - Ảnh 2

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngoài ra, tuyên bố vẫn còn né tránh những cam kết mạnh mẽ và cụ thể về việc loại bỏ khí thải từ việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạc. Đồng thời chưa làm rõ được cách thức và chiến lược để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Ông Antonio Guterres hối thúc các kế hoạch chi tiết để loại bỏ từng bước nhiên liệu hóa thạch theo thời hạn tương thích với nhiệm vụ giới hạn hiện tượng Trái Đất ấm lên ở mức 1,5 độ C, một trong những mục tiêu lịch sử của Thỏa thuận Paris 2015.

Đáng chú ý, người đứng đầu, lên tiếng phê phán hiện tượng “Quảng cáo xanh”, đưa thông tin sai lệch về yếu tố thân thiện môi trường của một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu. Điều này có thể gây cản trợ cho các nỗ lực bảo vệ môi trường thực sự. 

Trong phiên họp ngày 2/12 của COP28, 50 công ty dầu khí đã nhất trí đạt mức phát thải khí methane gần như bằng 0 và chấm dứt tình trạng phát thải thường xuyên vào năm 2030. Các công ty này cũng cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Tham vọng khí hậu đã khai mạc tại trụ sở Liên Hợp Quốc với sự tham dự của đông đảo lãnh đạo cấp cao các nước và các tổ chức quốc tế sáng ngày 20/9/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, biến đổi khí hậu tiếp tục là thách thức toàn cầu lớn nhất, tác động trực tiếp và gây tổn thất nặng nề đối với phát triển kinh tế, an sinh xã hội và trực tiếp đối với an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân.

Thủ tướng chia sẻ Việt Nam là một trong 30 nước nộp bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), là một trong ba quốc gia đang phát triển đầu tiên tham gia quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và đang cùng các đối tác quốc tế xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực để công bố tại COP28 với mong muốn đưa mô hình quan hệ đối tác này trở thành hình mẫu, góp phần thúc đẩy xu hướng chuyển đổi năng lượng công bằng trên toàn cầu.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 có thể trở thành “lời hứa suông”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới