Chủ nhật, 30/06/2024 13:42 (GMT+7)
Thứ bảy, 08/06/2024 16:30 (GMT+7)

Bình Thuận: Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt 21,88% so với kế hoạch

Theo dõi KTMT trên

Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận vừa có báo cáo về tiến độ thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công trong 5 tháng đầu năm 2024.

Cụ thể, Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận cho biết, ước  lũy  kế  thanh  toán  vốn  từ  đầu  năm  đến  hết  tháng 5/2024  đạt 1.112.343 triệu đồng, tương đương 27,92% so với kế hoạch địa phương triển khai và đạt 21,88% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó: Thanh toán vốn kế hoạch năm trước được phép kéo dài là: 56.228 triệu đồng, đạt 32,84% kế hoạch giao;  Thanh toán vốn kế hoạch năm là: 1.056.115 triệu đồng, đạt 27,7% kế hoạch địa phương triển khai.

Để đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt tỷ lệ 95% như kế hoạch được giao, từ những tháng đầu năm Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Qua đó, UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

Đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2021, bố trí kế hoạch vốn trung hạn 2021-2025: Khẩn trương, chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng có liên quan để được hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt theo chỉ đạo của UBND tỉnh để đủ điều kiện bố trí vốn hàng năm theo quy định. 

Bình Thuận: Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt 21,88% so với kế hoạch - Ảnh 1
UBND tỉnh Bình Thuận đánh giá tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, làm tăng tổng mức đầu tư, chậm đưa công trình vào khai thác ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ảnh Báo Bình Thuận

Đối các dự án đã bố trí kế hoạch vốn năm 2024 để triển khai thực hiện thi công nhưng tiến độ chậm: Các chủ đầu tư chủ động liên hệ với UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Tàinguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan để sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, thẩm định thiết kế kỹ thuật –dự toán đo đạc địa chính để sớm có mặt bằng thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2024 được giao.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chủ động phối hợp với các chủ đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng; khẩn trương nghiên cứu nhu cầu bố trí đất tái định cư của các dự án đầu tư công theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

Các cơ quan thẩm định chuyên ngành (Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường) và các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động rà soát hồ sơ tồn đọng tại cơ quan, đẩy nhanh công tác thẩm định; tích cực, chủ động hướng dẫn tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết hồ sơ có liên quan. 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao Văn phòng UBND tỉnh phân công 01 lãnh đạo Văn phòng làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ đôn đốc giải ngân đầu tư công (rà soát tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao của các sở, ngành và địa phương; kịp thời tham mưu đôn đốc nhắc nhở đối với các nhiệm vụ quá hạn; đề xuất các Phó Chủ tịch UBND tỉnh theo lĩnh vực phân công xem xét cho ý kiến đối với các vấn đề vượt thẩm quyền...). 

Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Thi đua – Khen thưởng được giao tham mưu đề xuất phát động đợt thi đua từ tháng 6 đến cuối năm 2024 về giải ngân vốn đầu tư công đạt và vượt chỉ tiêu được giao.

Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Bình Thuận được Thủ tướng Chính phủ giao (tại Quyết định số 1603, ngày 11/12/2023) là 5.084.104 triệu đồng. Để đạt được mục tiêu đạt trên 95% kế hoạch vốn được giao, sớm đưa các công trình vào sử dụng nhằm phát huy hiệu quả đầu tư., ngay từ đầu năm tỉnh Bình Thuận đã tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện và phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, đến nay kết quả giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng của năm 2024 của tỉnh đạt thấp, nguyên nhân do công tác chuẩn bị đầu tư dự án còn nhiều hạn chế. Nổi lên, việc lập, thẩm định, phê duyệt các dự án còn chậm, dẫn đến nhiều dự án chưa đủ điều kiện bố trí vốn ngay từ đầu năm để thực hiện đấu thầu, thi công.

Bên cạnh đó, các dự án hoàn thành, chủ đầu tư chậm hoàn tất các thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, để thanh toán dứt điểm cho dự án hoàn thành, tất toán công trình. Một số dự án đang triển khai thực hiện thi công vướng đền bù, giải phóng mặt bằng, trọng tâm là xác định nguồn gốc đất, xác định giá đất, người dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường, tái định cư; triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa chặt chẽ, khi tiến hành cưỡng chế thì hồ sơ còn thiếu xót chưa thực hiện được.

Một số sở, ban, ngành, địa phương vẫn chưa quyết liệt, chưa sâu sát để xử lý, chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân kế hoạch vốn. Năng lực quản lý dự án một số chủ đầu tư còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao, chưa quyết liệt đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện thi công công trình, giải ngân kế hoạch vốn; đồng thời, một số nhà thầu, đơn vị thi công, tư vấn, thiết kế năng lực yếu.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Bình Thuận: Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt 21,88% so với kế hoạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ngành GTVT và những cam kết mạnh mẽ vì mục tiêu NetZero
Không nằm ngoài xu hướng thế giới, tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cam kết tham gia đường đua hướng tới NetZero vào năm 2050. Hưởng ứng điều đó, giai đoạn vừa qua ngành Giao thông Vận tải đã đang có nhiều nỗ lực để đóng góp vào mục tiêu chung này.