Thứ sáu, 03/05/2024 11:12 (GMT+7)
Thứ sáu, 26/07/2019 14:37 (GMT+7)

Biểu hiện của bệnh đau đầu vận mạch và cách phòng ngừa

Theo dõi KTMT trên

Bệnh đau đầu vận mạch là một chứng bệnh phổ biến và rất nguy hiểm. Do đó, cần hiểu rõ biểu hiện của bệnh đau đầu vận mạch để điều trị sớm và tìm cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Biểu hiện của bệnh đau đầu vận mạch là gì?

Nguồn gốc của bệnh đau đầu vận mạch là do sự co thắt của các mạch máu vùng sọ não, thái dương và vùng đầu. Khi bệnh nhân trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, trầm cảm kéo dài khiến các động mạch co thắt, dẫn đến tình trạng thiếu máu não tạm thời và gây ra những cơn đau đầu.

Biểu hiện của bệnh đau đầu vận mạch và cách phòng ngừa - Ảnh 1

Biểu hiện của bệnh đau đầu vận mạch là những cơn đau đầu dữ dội.

Biểu hiện của bệnh đau đầu vận mạch và cách phòng ngừa - Ảnh 2
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau đầu vận mạch thường do các yếu tố như áp lực công việc, học tập, bất ổn tâm lý, thời tiết thay đổi, sống trong môi trường nhiều tiếng ồn ào gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

Biểu hiện của bệnh đau đầu vận mạch là những cơn đau dữ dội, có thể gây cảm giác buồn nôn hoặc nôn, cơn đau kéo dài vùng thái dương và trước trán. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện khác như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do đau đầu vận mạch gây thiếu máu não.

Bệnh đau đầu vận mạch khó điều trị hoàn toàn và thường xuyên tái phát. Nhiều người bệnh thường tự ý điều trị bằng các loại thuốc giãn mạch giúp giảm các cơn đau thắt. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự mua thuốc điều trị mà cần đi khám và nghe theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Bệnh đau đầu vận mạch cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, liệt nửa người hoặc liệt các chi… do máu lên não thiếu oxy trong thời gian dài.

Phòng ngừa bệnh đau đầu vận mạch

Để phòng ngừa bệnh đau đầu vận mạch, nên hạn chế căng thẳng, lo âu, stress, giữ cho tinh thần thoải mái, giảm cường độ làm việc, tập lối sống nhẹ nhàng, khoa học. Đồng thời, nên tham gia một môn thể thao nào đó hoặc các câu lạc bộ yoga, thiền, dưỡng sinh, hoặc đi bộ… Áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu và tập thể dục đều đặn là biện pháp hỗ trợ điều trị đau đầu vận mạch tương đối hiệu quả.

Bên cạnh đó, người bệnh đau đầu vận mạch nên kiểm tra sức khỏe 6 tháng/lần để bác sĩ xác định tình trạng và tìm nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp cho người bệnh.

Nguyễn Vân (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Biểu hiện của bệnh đau đầu vận mạch và cách phòng ngừa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Festival phở 2024 tổ chức tại Nam Định
Từ ngày 15-17/3 diễn ra Festival phở năm 2024 được tổ chức tại Nam Định - địa phương nổi tiếng với món ăn truyền thống lâu đời của người Việt, thu hút hàng nghìn người tham gia.
Hà Nam: “Trắng đêm” giữ bình yên cho người dân đón Tết
Để ngăn chặn hành vi sử dụng chất liệu nổ, pháo hoa, pháo nổ trái phép trong đêm giao thừa cán bộ chiến sỹ công an xã Nhật Tân đã tổ chức tuyên truyền, tuần tra, lập chốt tại các điểm nóng, khu vực nhạy cảm, sử dụng flycam giám sát từ trên cao.

Tin mới