Thứ sáu, 04/07/2025 10:00 (GMT+7)
Thứ hai, 31/05/2021 14:06 (GMT+7)

Bảo vệ môi trường: Lượng khí thải carbon của Australia giảm

Theo dõi KTMT trên

Trong giai đoạn 2005-2019, tốc độ giảm lượng khí thải của Australia nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế có quy mô tương tự như Canada, New Zealand, Nhật Bản và Mỹ.

Ngày 31/5, Chính phủ Australia công bố báo cáo cho thấy lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nước này trong năm ngoái đã giảm 26,1 triệu tấn so với năm trước đó, tương đương 5%, xuống 499 triệu tấn. 

Bảo vệ môi trường: Lượng khí thải carbon của Australia giảm - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Năng lượng và giảm phát thải Australia Angus Taylor cho biết với sự sụt giảm này, lượng khí thải carbon tại "xứ chuột túi" đã giảm 20,1% so với mức ghi nhận vào năm 2005 nhờ việc tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và giảm phát thải từ cơ sở Gorgon khai thác khí đốt lớn nhất Australia ở bang Western Australia.

Điều này là cơ sở vững chắc minh chứng cho những tuyên bố của Thủ tướng Scott Morrison với thế giới về nỗ lực giảm phát thải của Australia.

Bộ trưởng Taylor nhận định bất chấp áp lực gia tăng từ tăng trưởng xuất khẩu và công nghiệp, lượng khí thải tính trên đầu người và cường độ phát thải của nền kinh tế Australia tiếp tục giảm và ở mức thấp nhất trong ba thập kỷ.

Trong giai đoạn 2005-2019, tốc độ giảm lượng khí thải của Australia nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế có quy mô tương tự như Canada, New Zealand, Nhật Bản và Mỹ.

Tại hội nghị trực tuyến về khí hậu toàn cầu được tổ chức vào tháng 4 vừa qua, Australia vấp phải một số chỉ trích là chưa thực sự nỗ lực trong việc giảm phát thải ròng khí gây hiệu ứng nhà kính.

Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU) và một số nền kinh tế lớn khác đã xác nhận mục tiêu tham vọng - đó là đến năm 2030 cắt giảm ít nhất 50% lượng khí thải carbon so với mức của 2005 và tiến tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trong khi đó, Australia vẫn giữ nguyên mục tiêu giảm lượng khí thải từ 26-28% vào năm 2030 và không cam kết mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đáp lại những lời chỉ trích, Thủ tướng Morrison cho biết Australia sẽ tiếp tục thực hiện các lộ trình thiết thực để giảm lượng khí thải trong nước, tập trung vào việc sử dụng các công nghệ phát thải thấp như sản xuất khí hydro, thu giữ và lưu trữ carbon, thép và nhôm xanh.

Những công nghệ này có thể tạo ra các bước đột phá trong việc giảm phát thải không chỉ ở Australia mà còn trên toàn cầu.

Với các dữ liệu mới nhất được thu thập, Bộ trưởng Taylor khẳng định Australia đã có cách tiếp cận đúng đắn đối với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Diệu Linh

Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ môi trường: Lượng khí thải carbon của Australia giảm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cá chết bất thường dưới cống thủy điện Kẻ Gỗ
Sau khi mở nước phục vụ sản xuất hè thu, hàng loạt cá mè từ hồ Kẻ Gỗ bị phát hiện chết trôi dạt về hạ lưu, với dấu hiệu bị đứt đầu và đuôi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do cá bị hút vào hệ thống tua bin thủy điện.
Thanh Hóa: Agri-Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn
Sau khi thực hiện phương án khắc phục sự cố môi trường của Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty CPĐT nông nghiệp Agri–Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn.
Hà Tĩnh: Đốt rơm rạ sau mùa gặt – lợi bất cập hại
Sau mỗi vụ gặt, nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh lại chìm trong làn khói dày đặc do người dân đốt rơm rạ để "làm sạch" ruộng đồng. Dù là một tập quán lâu đời, nhưng việc này đang gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe người dân và chất lượng đất nông nghiệp.

Tin mới

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
Định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với địa phương.
Bình Liêu và hành trình xanh hóa vùng biên cương
Bình Liêu đang từng bước khẳng định vị thế của mình, là điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Hành trình xanh hóa vùng biên cương được triển khai nhiều năm trở lại đây đã mang lại hiệu quả phát triển kinh tế bền vững.