Thứ sáu, 25/07/2025 13:50 (GMT+7)
Thứ sáu, 28/05/2021 15:37 (GMT+7)

Bắc Giang quyết không để xảy ra một 'Hosiden thứ hai'

Theo dõi KTMT trên

Hiệp Hòa tuy không phải điểm nóng về dịch Covid-19 nhưng có một số doanh nghiệp dệt may sản xuất tập trung với mật độ cao, nếu xuất hiện ca F0 thì việc giải quyết sẽ vô cùng phức tạp, không kém gì một “Hosiden thứ hai”.

Còn nhiều vấn đề trong bố trí sản xuất

Sáng 28/5, ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế Bộ Y tế; Trưởng Tiểu ban phụ trách cách ly y tế và xử lý môi trường thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt Bộ Y tế tại tỉnh Bắc Giang đã cùng các thành viên phối hợp với Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Hiệp Hòa, lãnh đạo huyện Hiệp Hòa đi kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch của một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Bắc Giang quyết không để xảy ra một 'Hosiden thứ hai' - Ảnh 1
Mỗi xưởng may cả nghìn công nhân, cần có biện pháp giãn cách, phân nhóm.

Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Công ty Pan Pacific, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, vừa đúng lúc công ty đang tổ chức lấy mẫu xét nghiệm lần hai cho khoảng 1.500 lao động. Lãnh đạo công ty cho biết một số phương án phòng chống dịch của công ty đã triển khai như phát cho các lao động mỗi người 1 hộp khẩu trang; bố trí sát khuẩn tại các cửa ra vào; đo thân nhiệt trước xưởng; đặt vách ngăn nhà ăn, phân ca ăn theo giờ; tuyên truyền thường xuyên qua loa phóng thanh... Hiện doanh nghiệp đang đặt mua tấm chắn giọt bắn cho công nhân và triển khai từ tuần sau.

Đoàn cũng đến Công ty Philko Vina, một doanh nghiệp chuyên gia công hàng dệt may xuất khẩu. Tương tự như Công ty Pan Pacific, cả ngàn công nhân đang tập trung sản xuất trong một phân xưởng, chỉ đeo khẩu trang và không có giãn cách. Sau khi kiểm tra các xưởng sản xuất, khu vệ sinh, bếp ăn…, chứng kiến việc sản xuất tập trung trong xưởng với cả nghìn công nhân, ông Dương Chí Nam đề xuất phương án: “Đề nghị công ty giãn cách sản xuất với các nhóm 30 người, có phân vùng, vách ngăn, hạn chế tiếp xúc. Cùng với đó, công ty cần có biện pháp xét nghiệm 1 tuần/ lần đối với toàn bộ lao động”.

Cần giãn cách sản xuất và tăng cường xét nghiệm

Khó khăn mà các lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra đều là kinh phí xét nghiệm. “Việc giãn cách sản xuất có thể có phương án xử lý. Về xét nghiệm, hiện doanh nghiệp phải tự trả phí. Chúng tôi phải trả 235.000 đồng/người/lần xét nghiệm. Nếu việc xét nghiệm 1 tuần/lần cho vài nghìn lao động thì công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không thể đảm đương được” - Giám đốc người Hàn Quốc của Công ty Pan Pacific bộc bạch với đoàn làm việc.

Bắc Giang quyết không để xảy ra một 'Hosiden thứ hai' - Ảnh 2

Tổ công tác đang đề xuất các biện pháp phòng dịch với lãnh đạo công ty và huyện Hiệp Hòa.

Làm việc với lãnh đạo huyện Hiệp Hòa và đại diện các công ty trên địa bàn, ông Dương Chí Nam đặc biệt lưu ý đến khâu xét nghiệm và việc giãn cách sản xuất: “Huyện Hiệp Hòa tuy không phải điểm nóng về dịch, nhưng không thể lơ là công tác phòng dịch trong doanh nghiệp. Bởi hầu hết là các doanh nghiệp dệt may, với số lượng mỗi xưởng sản xuất có từ 1.000-4.000 lao động sản xuất tập trung nên nếu xuất hiện một ca F0 thì giải quyết sẽ vô cùng phức tạp, không kém gì một Hosiden thứ 2”.

Tổ giám sát đề nghị các doanh nghiệp cần sớm lập kế hoạch giãn cách sản xuất, chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó khi phát hiện đối tượng F0, F1. Về phía chính quyền địa phương, cần tổ chức giám sát, đôn đốc các doanh nghiệp tuân thủ chặt các quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19

“Về xét nghiệm, doanh nghiệp cần có giải pháp xét nghiệm toàn bộ 1 tuần/lần trong tháng cao điểm, sau đó có thể giãn dần. Chúng tôi có thể sẽ nghiên cứu phương án gộp mẫu để giảm chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp. Nếu không đáp ứng được, khi phát hiện bất kể 1 ca dương tính nào, sẽ buộc phải đóng cửa cả nhà máy, và khi đó gánh nặng sẽ ngoài sức tưởng tượng”, ông Nam nhấn mạnh.

Thiên Bình

Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang quyết không để xảy ra một 'Hosiden thứ hai'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Uống nước nhớ nguồn
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tựa đề "Uống nước nhớ nguồn".
Quảng Ninh: CSGT vượt bão đưa sản phụ đến bệnh viện an toàn
Trong khi cơn bão số 3 Wipha đang hoành hành dữ dội tại Quảng Ninh, giữa màn mưa trắng trời và gió giật liên hồi trên cầu Vân Đồn 1, một tổ công tác CSGT đã lập tức ứng cứu một sản phụ chuyển dạ trong tình huống khẩn cấp, giành giật sự sống...

Tin mới

Chip ADC của CT Group làm được những gì ?
Bản thiết kế chip ADC của người Việt vừa ra mắt cuối tháng 6 vừa qua không chỉ tạo nên “cơn địa chấn” trong cộng đồng công nghệ mà còn mở ra bước đột phá quan trọng cho hành trình chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - Lối mở cho tương lai xanh toàn cầu
Từ AI đến năng lượng tái tạo và đô thị thông minh, công nghệ đang mở lối cho một tương lai bền vững. Công nghệ đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ, thúc đẩy một cuộc cách mạng năng lượng không thể đảo ngược, mở ra kỷ nguyên mới của sự bền vững.
SHB hợp tác toàn diện với CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn
Ngày 23/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và năng lượng, lọc hóa dầu.