Thứ bảy, 26/07/2025 02:11 (GMT+7)
Thứ bảy, 20/07/2024 07:26 (GMT+7)

Bắc Giang: Khẩn cấp khắc phục sự cố sạt lở và gãy goong cánh cống tại các cống qua đê

Theo dõi KTMT trên

Cống xả qua đê tại K20+300 đê tả Cầu, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang bị sạt lở. Cống Bún tại K38+150 đê hữu Thương, TP.Bắc Giang bị gãy goong cánh cống. UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo khẩn cấp khắc phục các sự cố này, dự kiến phải xong trước ngày 30/8/2024.

Cống Bún tại K38+150 đê hữu Thương (đê cấp III), TP.Bắc Giang được xây dựng từ năm 1908 với kết cấu bê tông và gạch xây, chiều dài cống 21m. Cống có nhiệm vụ chống lũ sông Thương và tiêu nước cho trạm bơm cống Bún khi bơm tiêu ra sông Thương. Do goong cống bằng thép đã duy tu sửa chữa từ lâu, qua thời gian đã bị ăn mòn, han gỉ. Thời gian gần đây, trên địa bàn TP.Bắc Giang xảy ra mưa nhiều với lượng mưa lớn. Trạm bơm cống Bún thường xuyên phải bơm tiêu với lưu lượng lớn, cánh cống hoạt động dưới áp lực của dòng nước mạnh dẫn đến gãy goong trên cánh cống (tại cửa số 2). Cánh cống bị đổ lật ra trước cửa cống, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành của cống và an toàn của tuyến đê.

Bắc Giang: Khẩn cấp khắc phục sự cố sạt lở và gãy goong cánh cống tại các cống qua đê - Ảnh 1
Vị trí sạt lở cống xả trạm bơm Cẩm Bào tại K20+300 đê tả Cầu ở xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang (Ảnh: Báo Bắc Giang)

Cống xả trạm bơm Cẩm Bào tại K20+300 đê tả Cầu (đê cấp III) ở xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang được xây dựng năm 1970. Cống xả này có nhiệm vụ tiêu thoát nước cho tuyến kênh Trôi và tiêu nước cho trạm bơm Cẩm Bào khi bơm tiêu ra sông Cầu. Trong quá trình vận hành tiêu thoát nước, tại khu vực cống xuất hiện sự cố lún, sạt lở kênh dẫn và bể tiêu năng phía sông, ảnh hưởng trực tiếp đến vận hành trạm bơm.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sự cố và lệnh khẩn cấp xây dựng công trình xử lý khắc phục sự cố sạt lở cống xả qua đê tại K20+300 đê tả Cầu và gãy goong cánh cống Bún tại K38+150 đê hữu Thương.

UBND tỉnh giao UBND TP.Bắc Giang và huyện Hiệp Hòa tổ chức giải phóng mặt bằng (trong trường hợp cần thiết), bàn giao cho Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Sông Thương để tổ chức thi công xử lý khẩn cấp sự cố nêu trên. Tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân trong tình huống thiên tai; cảnh báo, giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm.

UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên cập nhật báo cáo tình hình xử lý và tiến độ thực hiện khắc phục sự cố; chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Sông Thương phối hợp chặt chẽ với UBND TP.Bắc Giang và huyện Hiệp Hòa tổ chức giải phóng mặt bằng để triển khai xử lý sự cố đảm bảo an toàn đê điều; chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ban hành công bố tình huống khẩn cấp đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

Chi phí đầu tư khắc phục sự cố dự kiến hơn 2,9 tỷ đồng từ Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bắc giang. Thời gian dự kiến hoàn thành khắc phục các sự cố nêu trên xong trước ngày 30/8/2024.

Sông Hồng

Bạn đang đọc bài viết Bắc Giang: Khẩn cấp khắc phục sự cố sạt lở và gãy goong cánh cống tại các cống qua đê. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hưng Yên khẩn trương khắc phục thiệt hại nông nghiệp sau bão số 3
Hưng Yên đã và đang hợp sức, đồng lòng trong khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3. Các địa phương tích cực huy động lực lượng, phương tiện để sửa chữa cơ sở hạ tầng, khơi thông hệ thống tiêu thoát nước, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp sớm phục hồi.

Tin mới

Có một tình yêu!
Bài thơ “Có một tình yêu" của cô giáo Phạm Thị Văn gửi các cựu học sinh niên khóa 1997- 2000 Trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch sau khi nhận được thư mời tham dự lễ kỷ niệm 25 năm ngày ra trường thật xúc động và đặc biệt.
Chip ADC của CT Group làm được những gì ?
Bản thiết kế chip ADC của người Việt vừa ra mắt cuối tháng 6 vừa qua không chỉ tạo nên “cơn địa chấn” trong cộng đồng công nghệ mà còn mở ra bước đột phá quan trọng cho hành trình chuyển đổi số quốc gia.