Thứ sáu, 04/07/2025 00:34 (GMT+7)
Thứ năm, 07/04/2022 16:00 (GMT+7)

Bà Rịa – Vũng Tàu mạnh tay xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường

Theo dõi KTMT trên

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành quyết định xử phạt với số tiền hơn 290 triệu đồng đối với hai cá nhân cùng ngụ huyện Long Điền do thực hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Cụ thể, ngày 4/4/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1103/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Nguyễn Thiên Ân (trú tại ấp Phước Hiệp, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) vì trong quá trình chế biến thủy sản đã thực hiện hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ).

Với hành vi vi phạm nêu trên, ông Trần Nguyễn Thiên Ân bị phạt số tiền 187,5 triệu đồng. Ngoài ra, buộc ông Ân phải chi trả kinh phí đo đạc và phân tích mẫu môi trường cho Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tại số 28B Thi Sách, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, với số tiền 6,98 triệu đồng.

Bà Rịa – Vũng Tàu mạnh tay xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 1
Việc xả nước thải vượt quá quy chuẩn sẽ gây ra những hệ lụy nghiệm trọng đến môi trường.

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành Quyết định số 1104/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Trung Chính (trú tại ấp Hải Sơn, xã Phước Hưng, huyện Long Điền). Quyết định nêu rõ, ông Chính đã thực hiện hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỳ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ).

Với hành vi vi phạm, ông Chính bị phạt với tổng số tiền lên tới 104 triệu đồng. Ngoài ra, buộc ông Chính phải chi trả kinh phí đo đạc và phân tích mẫu môi trường cho Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tại số 28B Thi Sách, phường Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu, với số tiền 2,57 triệu đồng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu hai cá nhân này phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND huyện Long Điền. Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Thời gian qua, cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực đối với nhiều cơ sở chế biến thủy sản, tuy nhiên, tình trạng này đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Theo thống kê, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có 4 cơ sở vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường với tổng số tiền phạt lên tới gần 800 triệu đồng.

Trao đổi với Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường về phương án xử lý những cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản có nguy cơ gây tác động đến môi trường, ông Đặng Sơn Hải – Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Đối với những cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản không phù hợp quy hoạch thì hiện nay các ngành có thẩm quyền đang đề xuất để di dời cho phù hợp quy hoạch, nếu không di dời thì phải đóng cửa. Thực hiện việc di dời phải có lộ trình, với những cơ sở nhỏ thì sẽ phải chuyển đổi.

"Còn đối với những cơ sở sản xuất chế biến thủy hải sản nhỏ lẻ nằm trên địa bàn các huyện, thị xã giao cho các huyện kiểm soát như không được tăng quy mô công suất, xử lý chất thải phải xử lý triệt để giảm thiểu nguy cơ tác động đến môi trường”, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho hay.

Điều 13, Điều 14 của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/5/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể được tóm tắt như sau:

Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).

2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 300 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ nhỏ hơn 5 m³/ngày (24 giờ) đến 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên.

3. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1 - 700 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ nhỏ hơn 5 m³/ngày (24 giờ) đến 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên.

4. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 3 lần đến dưới 5 lần bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 110 - 750 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ nhỏ hơn 5 m³/ngày (24 giờ) đến 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên.

5. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 5 lần đến dưới 10 lần bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 20 - 850 triệu đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ nhỏ hơn 5 m³/ngày (24 giờ) đến 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên.

6. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên bị xử phạt như sau:Phạt tiền từ 330 - 950 triệu đồng đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ) đến 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên.

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Bà Rịa – Vũng Tàu mạnh tay xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cá chết bất thường dưới cống thủy điện Kẻ Gỗ
Sau khi mở nước phục vụ sản xuất hè thu, hàng loạt cá mè từ hồ Kẻ Gỗ bị phát hiện chết trôi dạt về hạ lưu, với dấu hiệu bị đứt đầu và đuôi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do cá bị hút vào hệ thống tua bin thủy điện.
Thanh Hóa: Agri-Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn
Sau khi thực hiện phương án khắc phục sự cố môi trường của Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty CPĐT nông nghiệp Agri–Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn.
Hà Tĩnh: Đốt rơm rạ sau mùa gặt – lợi bất cập hại
Sau mỗi vụ gặt, nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh lại chìm trong làn khói dày đặc do người dân đốt rơm rạ để "làm sạch" ruộng đồng. Dù là một tập quán lâu đời, nhưng việc này đang gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe người dân và chất lượng đất nông nghiệp.

Tin mới

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
Định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với địa phương.
Bình Liêu và hành trình xanh hóa vùng biên cương
Bình Liêu đang từng bước khẳng định vị thế của mình, là điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Hành trình xanh hóa vùng biên cương được triển khai nhiều năm trở lại đây đã mang lại hiệu quả phát triển kinh tế bền vững.