Thứ sáu, 29/03/2024 19:58 (GMT+7)
Thứ năm, 21/10/2021 06:45 (GMT+7)

Australia vẫn lưỡng lự với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính

Theo dõi KTMT trên

Trong số các quốc gia phát triển đã tham gia ký kết thỏa thuận Paris năm 2015 để hạn chế sự nóng lên toàn cầu, Australia dường như vẫn khá chậm chạp trong việc hiện thực các mục tiêu giảm phát thải của mình.

Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc tại Glasgow, được gọi là COP26, sẽ quy tụ hàng nghìn nhà ngoại giao, nhà khoa học và các nhà vận động môi trường để đánh giá sự tiến bộ kể từ khi các quốc gia nhất trí tham gia Hiệp định Paris 2015 nhằm hạn chế sự nóng lên dưới 2 độ C (3,6 độ F).

Cuộc họp ở Glasgow cuối tháng này được nhiều người coi là cơ hội cuối cùng để giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Australia vẫn lưỡng lự với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính - Ảnh 1
Khói thải ra từ các nhà máy ở Port Kembla, phía nam Sydney, Australia. (Ảnh AP)

Thủ tướng Australia là Scott Morrison có kế hoạch tham dự hội nghị bắt đầu từ ngày 31/10, tuy nhiên các nhà lập pháp trong liên minh cầm quyền của ông vẫn chưa đi đến thống nhất về các mục tiêu giảm phát thải carbon của quốc gia trong thời gian tới.

Ông Morrison muốn cam kết Australia sẽ giảm lượng khí thải carbon xuống mức 0 ròng vào năm 2050, nhưng một số quan chức trong Chính phủ của ông lại đang có thái độ lưỡng lự.

Báo cáo từ Hội đồng Khí hậu của Liên Hợp Quốc mới đây cũng cho biết: “Australia xếp hạng cuối cùng trong số các quốc gia phát triển về những nỗ lực giải quyết thách thức khí hậu tại nguồn - bằng cách cắt giảm lượng khí thải”.

Australia vẫn lưỡng lự với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính - Ảnh 2
Việc sử dụng than đá và nhiên liệu hóa thạch ở Australia vẫn còn phổ biến. (Ảnh AP).

Báo cáo xếp Australia đứng cuối cùng trong số 31 quốc gia giàu có, phát triển dựa trên các tiêu chí về thực hiện và cam kết giảm phát thải.

Australia bị xếp đứng cuối cùng với Canada vì việc duy trì khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ở những vị trí “khá khẩm” hơn là Na Uy, sau đó mới đến Mỹ. Cộng hòa Séc về nhất với Thụy Điển và Thụy Sĩ chia sẻ vị trí thứ hai.

Tuy nhiên, trong báo cáo các quốc gia có mức phát thải lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga không được đưa vào bảng xếp hạng.

Nhiều ý kiến cho rằng, ông Morrison khó có thể thuyết phục các quan chức Chính phủ Australia đồng thuận với mục tiêu giảm nhanh mức phát thải ròng trước thềm Glasgow.

Australia đã dường như đã không có nhiều hành động cụ thể mạnh mẽ nhằm hiện thực hóa cam kết năm 2015 tại Paris là giảm lượng khí thải từ 26% đến 28% so với mức năm 2005 vào năm 2030, mặc dù nhiều quốc gia đang áp dụng các mục tiêu tham vọng hơn nhiều.

Hội đồng Khí hậu khuyến nghị Australia nên giảm lượng khí thải xuống 75% so với mức năm 2005 vào năm 2030 và đạt mức 0 ròng vào năm 2035.

Báo cáo cho biết lượng khí thải từ điện của Australia đã tăng 1/3 kể từ năm 1990, trong khi lượng khí thải giao thông tăng hơn một nửa.

Giảm lượng khí thải là một vấn đề chính trị gay gắt ở Australia, một trong những nước xuất khẩu than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới. Quốc gia này cũng là một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính trên đầu người tồi tệ nhất thế giới vì phụ thuộc quá nhiều vào nhiệt điện than.

Nguyên Đỗ

Bạn đang đọc bài viết Australia vẫn lưỡng lự với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.