Thứ năm, 03/10/2024 23:08 (GMT+7)
Thứ năm, 25/03/2021 11:16 (GMT+7)

ASEAN thiệt hại 6 tỉ USD mỗi năm vì rác thải nhựa

Theo dõi KTMT trên

Theo báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, các quốc gia Đông Nam Á thiệt hại khoảng 6 tỉ USD hàng năm từ số rác thải nhựa bị ném bỏ, thay vì được thu gom và tái chế.

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) ước tính, rằng hơn 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm, một nửa trong số đó được sử dụng để sản xuất các mặt hàng sử dụng một lần  như túi mua sắm, cốc và ống hút. Chỉ 9% trong số chín tỉ tấn nhựa mà thế giới từng sản xuất đã được tái chế, phần còn lại kết thúc tại các bãi rác, bãi rác hoặc trong môi trường. Điều này bao gồm ít nhất 8 triệu tấn nhựa kết thúc ở các đại dương mỗi năm. Các mảnh vụn nhựa trôi nổi hiện là “mặt hàng” phong phú nhất của rác biển, chiếm 80% tổng số mảnh vụn biển.

Năm quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia nằm trong số 10 quốc gia hàng đầu trên toàn thế giới xử lý rác nhựa sai. Năm quốc gia thành viên ASEAN có 8,9 triệu tấn chất thải nhựa được xử lý chưa đúng cách, có nghĩa là chúng bị vứt bừa bãi hoặc không được xử lý đầy đủ trong các bãi rác hoặc tại các bãi rác không được kiểm soát.

ASEAN thiệt hại 6 tỉ USD mỗi năm vì rác thải nhựa - Ảnh 1
Có hơn 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm. (Ảnh minh họa)

Báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy, việc xử lý rác thải nhựa chưa đúng cách cũng đang khiến các quốc gia Đông Nam Á hàng năm thiệt hại khoảng 6 tỉ USD.

Theo báo cáo, có khoảng 75% rác thải nhựa có thể tái chế được ở Malaysia, Thái Lan và Philippines đều bị vứt đi, rất lãng phí và đây thực sự là “cơ hội kinh doanh lớn” chưa được khai phá trong nền kinh tế tuần hoàn.

Tại Thái Lan, nơi có ngành công nghiệp hóa dầu lớn nhất khu vực, tỉ lệ tái chế rác thải nhựa đứng ở mức thấp nhất, chưa đến 18%. Chính phủ nước này gần đây quan tâm, đầu tư nhiều hơn vào các cơ sở tái chế, nhưng rất ít trong số này có kết nối với các doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa, sản phẩm nhựa.

Còn tại Malaysia và Philippines, các thương hiệu lớn trong ngành thực phẩm, đồ uống đóng gói, đóng chai, đồ ăn nhanh đang có xu hướng lựa chọn tăng hàm lượng tái chế trong các sản phẩm chuyển tới tay khách hàng.

Tuy nhiên, những nhà cung ứng sản phẩm có khả năng tái sử dụng mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không có quy mô sản xuất, hệ thống quản lý, công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu.

Theo các chuyên gia của WB, đây thực sự là một cơ hội tiềm năng giúp thu được cả lợi ích môi trường lẫn kinh tế, với sự vào cuộc, bổ sung lẫn nhau giữa khu vực công và khu vực tư.

Rác thải nhựa đổ vào biển tăng gấp 3 lần trong 20 năm tới

Nghiên cứu của Tổ chức The Pew Charitable Trusts và SYSTEMIQ cho biết, đến năm 2040, lượng rác thải nhựa tồn tại trong đại dương sẽ lên đến 600 triệu tấn.

Nghiên cứu cũng cho thấy lượng nhựa sản xuất hằng năm tăng nhanh kể từ khi tổng sản lượng nhựa toàn cầu đạt 2 triệu tấn năm 1950. Con số này là 348 triệu tấn vào năm 2017 và dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2040.

Các nhà sản xuất nhựa lớn trên thế giới cam kết giải quyết vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa, song vẫn tăng sản lượng nhựa và chỉ tập trung tài trợ các dự án vệ sinh môi trường. Một số đối tác lớn của họ là những tập đoàn như Coca-Cola, PepsiCo, Nestle và Unilever đều cam kết tăng cường sử dụng các vật liệu tái chế trong sản phẩm. Trong khi đó, ngành sản xuất nhựa cũng vận động các chính phủ không áp đặt lệnh cấm các sản phẩm nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, nghiên cứu trên cho rằng những cam kết của các chính phủ và doanh nghiệp hiện nay trên thế giới sẽ chỉ góp phần giảm 7% lượng rác thải nhựa đổ ra đại dương vào năm 2040.

Để giảm 80% lượng rác thải nhựa ở đại dương, các nhà nghiên cứu cho rằng cần sử dụng các vật liệu có thể phân hủy để thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần. Các bao bì đóng gói nên được thiết kế lại để tăng gấp đôi lượng sử dụng vật liệu có thể tái chế.

Hoài Thu

Bạn đang đọc bài viết ASEAN thiệt hại 6 tỉ USD mỗi năm vì rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.