Thứ bảy, 21/12/2024 19:17 (GMT+7)
Thứ bảy, 05/10/2024 09:44 (GMT+7)

9 tháng gần 25 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam lến tới gần 25 tỷ USD.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 30/9, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng ước đạt hơn 17 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

9 tháng gần 25 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam - Ảnh 1
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Riêng trong tháng 9, tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt mức cao nhất trong các tháng từ đầu năm với gần 4,26 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn FDI trong 9 tháng. Vốn đầu tư tăng thêm cũng đạt mức cao nhất từ đầu năm với các dự án được mở rộng vốn lớn.

Từ đầu năm, vốn FDI tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài như Bắc Ninh, TP.HCM, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Ninh Thuận.

Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,5 tỷ USD, chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp 3,47 lần cùng kỳ. Tiếp theo là TP Hồ Chí Minh với hơn 1,91 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 15,1% so với cùng kỳ. Quảng Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,81 tỷ USD, chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội,…

Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 41,1%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 70,5%). Bắc Ninh dẫn đầu về số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 14,5%).

Riêng 10 địa phương này đã chiếm 80% số dự án mới và 73% số vốn đầu tư FDI của cả nước trong 9 tháng.

Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 9 tháng đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á. Trong đó, Singapore, Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản đã chiếm tới 73% số dự án đầu tư mới và 75% tổng vốn đầu tư đăng ký mới của cả nước.

Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 9 tháng.

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài trong 9 tháng đầu năm cũng tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 38 tỷ USD (kể cả dầu thô) và xuất siêu hơn 36,5 tỷ USD (không kể dầu thô), bù đắp phần nhập siêu hơn 18 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, là bệ đỡ giúp cả nước xuất siêu gần 20 tỷ USD trong 9 tháng.

Lũy kế đến tháng 9, cả nước có 41.314 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 492 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt gần 315 tỷ USD; bằng gần 64% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết 9 tháng gần 25 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bộ Công Thương đề xuất chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu
Dự án đầu tư phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu là dự án năng lượng tái tạo thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, được hưởng các cơ chế ưu đãi về thuế theo quy định pháp luật.