82% tổng năng lượng toàn cầu đều từ đốt nhiên liệu hóa thạch, số liệu báo động đỏ cho nhân loại
Năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch chiếm phần lớn ưu thế trong tổng năng lượng toàn cầu cũng biểu thị lượng khí carbon thì ngành này thải ra khí quyển. Đó là lý do năm 2023, Trái đất đã nóng lên ở mức kỷ lục kể từ thời Cách mạng Công nghiệp.
Truyền thông thế giới vẫn thường phản ánh về tình trạng Trái đất nóng lên kỷ lục vào năm 2023 do việc đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất nhiệt, điện. Tuy nhiên, tình trạng báo động đỏ này vẫn chỉ là lý thuyết xa xôi nếu như không có số liệu cụ thể để đưa ra báo động đỏ cho con người. Được biết, lượng tiêu thụ năng lượng của toàn cầu đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023. Trong đó, năng lượng hóa thạch là than và dầu chiếm ưu thế trong cơ cấu năng lượng.
Theo báo cáo mới nhất của Viện Năng lượng (Energy Institute - EI), trong năm 2023, thế giới đã tiêu thụ lượng nhiên liệu hóa thạch gấp 1,5 lần so với năm 2022. Trong đó, năng lượng từ than, dầu và khí tự nhiên chiếm tới 82% tổng sản lượng năng lượng toàn cầu. Cũng trong năm 2023, năng lượng tái tạo đã đạt kỷ lục khi chiếm tỷ lệ tới 15% trong tổng năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên, so với thị phần chiếm ưu thế của năng lượng hóa thạch, đích đến cần đạt của năng lượng tái tạo vẫn còn rất xa.
Theo bản báo cáo, dầu và than đá chiếm tới ⅓ tổng năng lượng toàn cầu, tăng 2% cho với năm 2022. Than đá là nhiên liệu hóa thạch rẻ và gây ra ô nhiễm nhiều nhất. Được biết, nhiệt độ trung bình Trái đất hiện đã tăng 1,2 độ C kể từ thời kỳ Cách mạng Công nghiệp. Ước tính, trong 1,2 độ C này thì mức độ phát thải của tổng lượng than đá đã tiêu thụ đóng góp khoảng 0,3 độ C. Ngoài ra, than đá cũng là thác nhân chính gây ô nhiễm không khí.
Trước bối cảnh nhiều quốc gia lớn trên thế giới vẫn phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch như hiện nay, châu Âu đã giảm được sản lượng năng lượng hóa thạch xuống dưới 70%. Trong khi đó, Mỹ vẫn là quốc gia tiêu thụ than đá lớn thứ ba trên thế giới. Tuy nhiên, dù sao Mỹ cũng đã cố gắng cắt giảm một nửa lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trong 1 thập kỷ qua. Hiện nay, 2 quốc gia tiêu thụ than đá hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó, lượng than mà Trung Quốc tiêu thụ còn lớn hơn phần còn lại của thế giới, còn lượng than mà Ấn Độ tiêu thụ cũng nhiều hơn sản lượng tiêu thụ của cả châu Âu và Bắc Mỹ cộng lại.
Ông Nick Wayth, Giám đốc Điều hành của Viện Năng lượng cho biết, thế giới vẫn còn một chặng đường dài để đưa ngành năng lượng tái tạo thống thị cơ cấu năng lượng toàn cầu. Mặc dù đã bắt đầu có dấu hiệu phát triển nhưng năng lượng tái tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng như mong muốn.
Phân tích về nhu cầu năng lượng toàn cầu ngày một tăng cao, Ông Simon Virley, Phó Chủ tịch Viện Năng lượng cũng cho biết, nếu thế giới vẫn cứ tiếp tục đà này thì tỷ trọng của năng lượng hóa thạch vẫn sẽ giữ mức hơn 80% không chỉ trong năm 2023, mà còn có thể thêm nhiều năm nữa. Tuy nhiên, theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency - IEA), nguồn ngân sách đầu tư vào năng lượng sạch được dự báo đạt mức 2 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi so với ngân sách dành cho nhiên liệu hóa thạch. Đây là lý do để suy nghĩ lạc quan hơn, đồng thời cũng là dấu hiệu đáng mừng trong năm 2024. Vào tháng 4/2024 vừa qua, nhóm G7 bao gồm các cường quốc: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ cũng đã đi đến thỏa thuận loại bỏ than đá trong nửa đầu những năm 2030. Thỏa thuận này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của quốc tế, cam kết xóa bỏ nhiên liệu hóa thạch, chuyển đổi sang nhiên liệu sạch.
Theo: Earth
Gia Tuệ