Thứ bảy, 27/07/2024 07:06 (GMT+7)
Thứ tư, 14/02/2024 16:30 (GMT+7)

5 dự án BOT sẽ giúp trục đường chính, cửa ngõ TP.HCM thoát kẹt xe

Theo dõi KTMT trên

TP.HCM sẽ triển khai thực hiện 5 dự án BOT trên đường hiện hữu đó là mở rộng Quốc lộ 1, 13, 22, trục đường Bắc - Nam và cầu đường Bình Tiên, với tổng mức đầu tư hơn 44.000 tỷ đồng.

Mới đây, UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đầu tư 5 dự án xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) trên địa bàn.

5 dự án BOT sẽ giúp trục đường chính, cửa ngõ TP.HCM thoát kẹt xe - Ảnh 1
Nạn kẹt xe tại TP.HCM khiến nhiều người dân ngao ngán.

Cụ thể, 5 dự án được triển khai đầu tư gồm: Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương) dài gần 6km sẽ được mở rộng lên 53 - 60m, tổng vốn hơn 13.850 tỉ đồng;

Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An) dài 9,6km sẽ được mở rộng lên 8 làn xe, tổng kinh phí gần 12.900 tỉ đồng;

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3) dài 9,1km sẽ mở rộng lên gần 40m, tổng mức đầu tư hơn 7.100 tỉ đồng;

Nâng cấp đường trục Bắc - Nam (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành) dài 8km được mở rộng từ 4 lên 10 làn xe, tổng mức đầu tư gần 4.500 tỉ đồng;

Xây dựng cầu đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh) dài 3,2km, rộng 30 - 40m, tổng vốn đầu tư hơn 6.200 tỉ đồng.

Tổng mức đầu tư 5 dự án trên khoảng 44.592 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn giai đoạn 2023 - 2025 khoảng 8.143 tỷ đồng để thực hiện công tác chuẩn bị dự án, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng công trình...

Ông Trần Quang Lâm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, thiếu vốn là trở ngại lớn nhất khiến các trục đường chính, cửa ngõ ở TP.HCM nhiều năm qua chưa thể mở rộng như quy hoạch. Hiện nay, ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đầu tư cho giao thông. Nghị quyết 98 của Quốc hội mở ra cơ hội lớn cho TP.HCM, giúp đa dạng phương thức huy động nguồn lực đầu tư giao thông.

“Trên địa bàn TP.HCM có 107 tuyến đường trục chính được quy hoạch có thể triển khai hình thức BOT theo cơ chế mới. Tuy nhiên, Nghị quyết 98 chỉ áp dụng trong 5 năm, nên các dự án thực sự quan trọng, cấp bách, có tính tác động lớn được ưu tiên làm trước”, ông Lâm thông tin.

Về việc thực hiện đầu tư đối với 5 dự án này, TP.HCM sẽ hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án trong quý 3/2025, qua đó triển khai thực hiện hợp đồng dự án từ năm 2025 - 2028.

Ngoài ra, các công trình dự kiến khởi công xây dựng từ quý 4/2025 và quý 1/2026. Dự kiến hoàn thành công trình và đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2027-2028.

Y. Thanh

Bạn đang đọc bài viết 5 dự án BOT sẽ giúp trục đường chính, cửa ngõ TP.HCM thoát kẹt xe. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những bước tiến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư vào tỉnh Nam Định
Tỉnh Nam Định quyết liệt tháo gỡ "điểm nghẽn" về kết nối giao thông huyết mạch và đẩy mạnh xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để thu hút đầu tư. Kết quả, tổng số dự án và số vốn đăng ký đầu tư vào tỉnh này đang tăng trưởng vượt bậc.

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.