Thứ hai, 25/11/2024 01:52 (GMT+7)
Thứ tư, 24/11/2021 15:00 (GMT+7)

30 cá thể Cầy vòi mốc được tái thả về Vườn Quốc gia Cúc Phương

Theo dõi KTMT trên

Đến nay, 30 cá thể Cầy vòi mốc đã đủ tiêu chuẩn tái thả về môi trường tự nhiên sau thời gian được chăm sóc. Đây là đợt tái thả động vật hoang dã với số lượng lớn nhất từ trước tới nay.

Mới đây, Vườn Quốc gia Cúc Phương phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) tổ chức tái thả 30 cá thể Cầy vòi mốc. Đây là những cá thể được cứu hộ thành công, đến nay đủ điều kiện trở về với môi trường tự nhiên sau một thời gian được chăm sóc.

Được biết, những cá thể Cầy vòi mốc này được tái thả sau cứu hộ lần này thuộc 100 cá thể được Vườn Quốc gia Cúc Phương tiếp nhận từ Chi cục Kiểm lâm và Công an tỉnh Bắc Giang vào tháng 4/2021.

30 cá thể Cầy vòi mốc được tái thả về Vườn Quốc gia Cúc Phương - Ảnh 1
Cá thể Cầy vòi mốc trở về với môi trường tự nhiên sau một thời gian được chăm sóc. (Ảnh: Báo Dân trí)

Sau một thời gian được chăm sóc tâm lý, sức khỏe, đến nay 70 cá thể đã đủ tiêu chuẩn tái thả về môi trường tự nhiên. Trong đợt tái thả lần này, các đơn vị đã tổ chức đưa 30 cá thể về với môi trường tự nhiên tại Vườn. 

Theo nhận định của anh Hoàng Văn Thái, Điều phối viên Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê (Vườn Quốc gia Cúc Phương): Cúc Phương là Vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam, có kinh nghiệm lâu năm và bề dày thành tựu trong công tác cứu hộ, chăm sóc động vật hoang dã, được cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận.

Đây là một trong nhiều hoạt động thuộc lĩnh vực cứu hộ, chăm sóc động vật hoang dã tại Vườn Quốc gia Cúc Phương được tổ chức trong nhiều năm trở lại đây nhằm thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội. Đồng thời góp phần vào việc cứu nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng, giữ được sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái tự nhiên.

30 cá thể Cầy vòi mốc được tái thả về Vườn Quốc gia Cúc Phương - Ảnh 2
Đây là đợt tái thả cá thể Cầy vòi mốc với số lượng lớn nhất từ trước tới nay. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)

Ngoài ra, đây là đợt tái thả với số lượng lớn cá thể Cầy vòi mốc - có thể nói là lớn nhất từ trước tới nay. Vì trước đây, Cúc Phương đã thực hiện hàng trăm đợt tái thả với số lượng hàng ngàn cá thể của nhiều loài khác nhau, tại rừng nguyên sinh Cúc Phương và nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên khác trên cả nước.

Từ thành quả của công tác quản lý bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên thông qua du lịch sinh thái. Đặc biệt là từ công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã, từ tháng 3/2021, Vườn quốc gia đã triển khai Tour "Về Nhà" gắn với hoạt động tái thả động vật hoang dã sau cứu hộ.

Tour du lịch đã góp phần nêu bật thành quả của công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên thông qua du lịch sinh thái, đặc biệt là từ công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã. Mục đích cuối cùng và cao cả nhất của công tác cứu hộ, chăm sóc động vật hoang dã chính là để đưa chúng trở lại thiên nhiên - nơi chúng vốn thuộc về và làm nên vẻ đẹp.

Theo TS Văn Ngọc Thịnh – Giám đốc Quốc gia Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tại Việt Nam, “trong 50 năm trở lại đây, chúng ta đã mất đi gần 70% quần thể các loài động vật hoang dã có xương sống. Nếu như vẫn còn tiếp diễn thì 50 năm sau, nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học sẽ ở bên bờ vực thẳm”.

Việt Nam được biết đến là 1 trong 16 quốc gia có sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng săn bắt, giết, mổ, vận chuyển kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã còn nhiều diễn biến phức tạp. Điều này đã làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng sinh thái, sức khỏe con người và uy tín đất nước trên trường quốc tế.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cho rằng, năm 2020 Việt Nam chứng kiến nhiều biến cố thiên tai, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Một trong những nguyên nhân được cho là do chúng ta đã làm mất khả năng phòng hộ của các hệ sinh thái tự nhiên.

“Vì vậy tôi muốn gửi đi thông điệp về sự khẩn cấp phải bảo vệ những cánh rừng và các hệ sinh thái tự nhiên còn sót lại trên đất nước Việt Nam. Chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ tăng cường hơn nữa việc thực thi pháp luật bảo vệ các loài động thực vật hoang dã để các khu rừng không trở thành những khu “rừng lặng”. Thiên nhiên có thể tồn tại không cần con người chúng ta. Nhưng chúng ta cần thiên nhiên để tồn tại!".

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết 30 cá thể Cầy vòi mốc được tái thả về Vườn Quốc gia Cúc Phương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết tại Hà Tĩnh
Ngày 26/8, Hội đồng tiêu hủy vật chứng tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tiến hành tiêu hủy 5 cá thể hổ đã chết vốn là tang vật trong một vụ án buôn bán động vật hoang dã.

Tin mới