Thứ sáu, 25/07/2025 14:22 (GMT+7)
Thứ sáu, 14/08/2020 11:20 (GMT+7)

Xuất siêu cao kỷ lục, chính thức cán mốc 8,23 tỉ USD

Theo dõi KTMT trên

Tháng 7 vừa qua, xuất siêu cả nước đạt 2,77 tỉ USD, thặng dư thương mại từ đầu năm đến hết tháng 7 đạt 8,23 tỉ USD. Đây là mức xuất siêu cao kỷ lục.

Theo Bộ Công Thương, trong tháng 7 vừa qua, xuất siêu cả nước lên tới 2,77 tỉ USD, đưa thặng dư thương mại lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7 lên mức 8,23 tỉ USD. Con số này cao hơn nhiều với mức ước tính trước đó.

Trước đó, mức suất siêu ước tính được Tổng cục Thống kê đưa ra là 6,5 tỉ USD. Tuy nhiên thực tế, mức xuất siêu cao hơn con số này rất nhiều.

Xuất siêu cao kỷ lục, chính thức cán mốc 8,23 tỉ USD - Ảnh 1
Xuất siêu cao kỷ lục, chính thức cán mốc 8,23 tỉ USD. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 7 đạt 46,96 tỉ USD, tăng 8,5% so với tháng 7/2020. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7, cả nước xuất khẩu được 147,6 tỉ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ 2019; kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 129,21 tỉ USD, giảm 3% so với cùng kỳ 2019.

Những nhóm mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất là: Điện thoại các loại và linh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; dệt may; giày dép…

Đáng nói, trong tháng 7, giá trị xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đã tăng cao trở lại, vượt qua nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện để trở thành nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Lý do là trong tháng qua, Samsung đã ra mắt mẫu điện thoại thông minh mới Galaxy Note20 và chính thức bán ra toàn cầu trong tháng này.

Từ đầu năm đến nay, đại dịch Covid-19 hoành hành đã khiến hoạt động xuất nhập khẩu cả nước gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, xuất siêu được coi là một điểm sáng của cả nền kinh tế.

Theo các chuyên gia kinh tế, xuất siêu cũng mang lại những tác động tích cực nhiều mặt về kinh tế vĩ mô. Dự trữ ngoại hối ổn định đã góp phần ổn định tỉ giá, tạo niềm tin thị trường cho doanh nghiệp để tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất.

Trước những khó khăn do tác động của dịch bệnh, để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp như: đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua thương mại điện tử; tuyên truyền về các FTA sắp có hiệu lực; tiếp tục cắt giảm các thủ tục xuất nhập khẩu không cần thiết; yêu cầu các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tìm kiếm thị trường mới cho hàng hóa Việt… Từ đó vươn tới mục tiêu, kim ngạch xuất khẩu đạt 300 tỉ USD trong năm 2020.

Thủy Chung

Bạn đang đọc bài viết Xuất siêu cao kỷ lục, chính thức cán mốc 8,23 tỉ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

SHB hợp tác toàn diện với CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn
Ngày 23/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và năng lượng, lọc hóa dầu.

Tin mới

Chip ADC của CT Group làm được những gì ?
Bản thiết kế chip ADC của người Việt vừa ra mắt cuối tháng 6 vừa qua không chỉ tạo nên “cơn địa chấn” trong cộng đồng công nghệ mà còn mở ra bước đột phá quan trọng cho hành trình chuyển đổi số quốc gia.
Công nghệ - Lối mở cho tương lai xanh toàn cầu
Từ AI đến năng lượng tái tạo và đô thị thông minh, công nghệ đang mở lối cho một tương lai bền vững. Công nghệ đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ, thúc đẩy một cuộc cách mạng năng lượng không thể đảo ngược, mở ra kỷ nguyên mới của sự bền vững.
SHB hợp tác toàn diện với CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn
Ngày 23/7, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa hai doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và năng lượng, lọc hóa dầu.