Thứ sáu, 22/11/2024 15:07 (GMT+7)
Thứ năm, 13/05/2021 06:30 (GMT+7)

Xâm nhập mặn tiếp tục giảm dần tại khu vực Nam Bộ

Theo dõi KTMT trên

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định, từ ngày 11-20/5/2021, xâm nhập mặn ở các sông trong khu vực Nam Bộ tiếp tục giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm trong thời kỳ này ở mức thấp hơn so với độ mặn cao nhất tuần từ 1-10/5.

Cụ thể, trong thời kỳ tới ở thượng nguồn sông Mê Kông và khu vực Nam Bộ phổ biến là trạng thái ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi. Riêng thời kỳ từ khoảng chiều tối ngày 13 sang ngày 14 kéo dài đến cuối thời kỳ dự báo mưa dông có xu hướng gia tăng từ rải rác đến nhiều nơi, có nơi có mưa vừa, mưa to và dông. Trong cơn dông đề phòng lốc sét và gió giật mạnh.

Tổng lượng mưa 10 ngày tới phổ biến từ 40 - 80 mm, riêng khu vực ven biển 50-100 mm, có nơi cao hơn. Nhiệt độ cao nhất ngày tại khu vực trong thời kỳ 10 ngày tới có thể đạt ngưỡng 33-36 độ, có nơi cao hơn. Nền nhiệt sẽ giảm bớt trong những ngày cuối thời kỳ dự báo do tăng mưa dông.

Xâm nhập mặn tiếp tục giảm dần tại khu vực Nam Bộ - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, trong tuần tới, mực nước ở thượng nguồn sông Mê Kông tiếp tục biến đổi chậm. Mực nước tại trạm Kratie (Campuchia) ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2020 từ 0,6 - 0,8 m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,35 m, tại Châu Đốc 1,45m, cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,23 - 0,25 m.

Từ ngày 11-20/5/2021, xu thế xâm nhập mặn ở các sông trong khu vực tiếp tục giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm trong thời kỳ này ở mức thấp hơn so với độ mặn cao nhất tuần từ 1 - 10/5. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL là cấp độ 1.

Biến đổi khí hậu đã để lại hậu quả nặng nề cho ĐBSCL

Trong những năm qua, ĐBSCL phải chịu tác động mạnh từ biến đổi khí hậu khi thường xuyên bị sạt lở, hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng; triều cường và bão mạnh ngày càng bất thường. Năm 2021, theo dự báo hạn mặn tại ĐBSCL không đỉnh điểm như năm 2016. Tuy nhiên cuộc sống của người dân ở đây vẫn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiếu nước sản xuất và sinh hoạt. Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, có đến 40.000 ha đất ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ “khát nước” nghiêm trọng.

Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ) cho biết, tác động của sự khô hạn và mặn xâm nhập gây thiệt hại đáng kể cho ĐBSCL. Trong năm 2020, hơn 160.000 ha đất bị bỏ hoang, gần 100.000 gia đình thiếu nước ngọt, thiệt hại về kinh tế lên tới hơn 5.500 tỉ đồng. Ngoài ra có khoảng 1.100 điểm sạt lở ở vùng ven sông, ven biển, nhiều diện tích cây ăn trái, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại”, ông Lê Anh Tuấn nhận định.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Xâm nhập mặn tiếp tục giảm dần tại khu vực Nam Bộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới