Thứ sáu, 04/04/2025 12:11 (GMT+7)
Thứ hai, 23/03/2020 08:10 (GMT+7)

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần

Theo dõi KTMT trên

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 22/3-5/4, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng nhẹ (từ ngày 22-26/3), sau đó giảm dần.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần - Ảnh 1
Cống Vũng Liêm - Một trong 3 công trình thuộc Tiểu dự án kiểm soát nguồn nước, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Nam Măng Thít, Vĩnh Long. (Ảnh: Phạm Minh Tuấn/TTXVN)

Độ mặn cao nhất trong đợt này ở mức thấp hơn độ mặn thời kỳ từ 11-20/3, riêng độ mặn một số trạm Long An, Cà Mau duy trì ở mức cao, xấp xỉ và cao hơn tuần trước.

Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này có khả năng như: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn lên tới 100-135km; tiếp đến là Sông Hàm Luông (80-85km); Sông Cổ Chiên (60-75km); Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại (65-70km); Sông Hậu (55-65km); Sông Cái Lớn (58-63km).

Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng như: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn tới 85-110km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại (52-60km); Sông Hàm Luông (73-78km0; Sông Cổ Chiên, Sông Hậu (45-55km); Sông Cái Lớn (43-52km).

Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cấp độ 1-2. Từ ngày 1-5/4, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm dần. Trong thời kỳ từ 26/3-5/4, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tranh thủ tích trữ nước ngọt ngay khi có thể khi triều thấp, khi tưới cho cây ăn trái cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn tránh thiệt hại.

Từ nay đến tháng 5, dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông về Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 5-20%.

Xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần nhưng vẫn ở mức cao đến cuối tháng 3; xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ (Long An), Cái Lớn (Kiên Giang), vùng bán đảo Cà Mau khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020, sau giảm dần. Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài và việc tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh, trữ nước tại các đập sẽ làm cho tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài và trầm trọng hơn.

Diệu Thuý

Bạn đang đọc bài viết Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Tin mới