Thứ năm, 28/03/2024 21:29 (GMT+7)
Thứ năm, 16/02/2023 06:55 (GMT+7)

WWF kêu gọi khẩn cấp bảo vệ các hệ sinh thái đại dương trên thế giới

Theo dõi KTMT trên

WWF kêu gọi chính phủ các nước bảo vệ các đại dương trên thế giới bằng cách hoàn tất Hiệp ước về các vùng biển khơi trong các cuộc đàm phán tại Liên hợp quốc.

Mới đây, Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) kêu gọi chính phủ các nước bảo vệ các đại dương trên thế giới bằng cách hoàn tất Hiệp ước về các vùng biển khơi trong các cuộc đàm phán tại Liên hợp quốc ở New York vào tháng 3.

Theo chuyên gia cấp cao về chính sách và quản lý đại dương toàn cầu thuộc WWF, Jessica Battle, hiệp ước đầu tiên về đa dạng sinh học ở các vùng biển khơi sẽ cung cấp một cơ chế được công nhận trên toàn cầu để chỉ định các khu bảo tồn biển.

Hiệp ước này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được mục tiêu bảo vệ ít nhất 30% các đại dương trên thế giới.

Tại Đại hội các khu bảo tồn biển quốc tế lần thứ 5 (IMPAC5) diễn ra ở thành phố Vancouver, Canada từ ngày 3-9/2, WWF đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tăng cường bảo vệ đại dương toàn cầu từ 8% lên 30% trong vòng 8 năm.

WWF kêu gọi khẩn cấp bảo vệ các hệ sinh thái đại dương trên thế giới - Ảnh 1
WWF kêu gọi chính phủ các nước bảo vệ các đại dương trên thế giới bằng cách hoàn tất Hiệp ước về các vùng biển khơi trong các cuộc đàm phán tại Liên hợp quốc.

Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP15) ở thành phố Montreal (Canada) vào tháng 12/2022, 196 quốc gia đã nhất trí với mục tiêu bảo vệ và bảo tồn ít nhất 30% diện tích biển và vùng ven biển trên thế giới trong Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu (GBF).

Trong một nghị quyết vào tháng 12/2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định triệu tập một hội nghị liên chính phủ để soạn thảo một công cụ mang tính ràng buộc pháp lý quốc tế về bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học biển. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc về Hiệp ước các vùng biển khơi đã bị đình trệ vào tháng 8/2022 khi các đại biểu cho biết cần thêm thời gian để đạt được thỏa thuận về văn bản cuối cùng.

Được biết, vùng biển khơi bao phủ gần 50% bề mặt Trái Đất và hơn 60% diện tích đại dương, được tính từ ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia và không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào.

Điều này đồng nghĩa với việc không có cơ quan nào chịu trách nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ quản lý cũng như không có cơ chế quản lý toàn diện nào có thể bảo vệ những sinh vật sống tại vùng biển này.

Việc bảo vệ các vùng biển quốc tế từ lâu vẫn bị bỏ qua do mọi sự chú ý tập trung vào các vùng ven biển. Chỉ 1% vùng biển quốc tế được luật pháp bảo vệ.

WWF cũng cho biết đại dương phải đối mặt với những mối đe dọa tiềm ẩn mới như khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu, một ngành công nghiệp non trẻ có thể gây ra tác hại không thể khắc phục đối với hệ sinh thái mong manh ở biển sâu.

Theo ông Battle, thế giới cần bảo vệ môi trường rất quan trọng này để đạt được các mục tiêu đa dạng sinh học và cũng để bảo vệ đại dương như một bể chứa carbon.

Theo WWF, nhiều khu vực đại dương đóng vai trò quan trọng đối với các loài cá mập, cá ngừ, cá voi và rùa biển, đồng thời hỗ trợ hàng tỷ USD cho hoạt động kinh tế hàng năm.

Trước đó, bà Elizabeth Maruma Mrema, Thư ký điều hành của Công ước LHQ về đa dạng sinh học cho rằng, đại dịch COVID-19 đã chứng minh đa dạng sinh học không chỉ quan trọng đối với con người, mà còn đối với việc bảo vệ Trái Đất. Bà nhấn mạnh thế giới đang mong chờ những hành động khẩn cấp để bảo vệ thiên nhiên, cũng là để đảm bảo con đường chung sống hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Trong khi đó, theo Tổng thư ký LHQ Guterres, thế giới cần một cơ cấu khung về đa dạng sinh học sau năm 2020 nhằm truyền cảm hứng hành động trên toàn cầu với sự tham gia của mọi chính phủ, doanh nghiệp và công dân, bởi bảo vệ thiên nhiên sẽ tạo ra một thế giới công bằng hơn, lành mạnh hơn và bền vững hơn.

Tại Việt Nam, nhằm ngăn chặn tình trạng đa dạng sinh học ở nước ta đang bị suy giảm, ngày 28/1/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 149/QÐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo chiến lược này, đến năm 2030, mở rộng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống các di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên bảo đảm đạt được các chỉ tiêu cơ bản như: Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên đất liền đạt 9% diện tích lãnh thổ đất liền; diện tích các vùng biển, ven biển được bảo tồn đạt từ 3% đến 5% diện tích vùng biển tự nhiên của quốc gia; 70% khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên được đánh giá hiệu quả quản lý; tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc duy trì ổn định từ 42% đến 43%...

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết WWF kêu gọi khẩn cấp bảo vệ các hệ sinh thái đại dương trên thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Còn ai dám... ‘úp mặt’ vào sông quê!
Xin mượn lời bài hát “khúc hát sông quê” của nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo để mở đầu cho bài viết này: “Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi… Bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn, một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng”…

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.