Thứ sáu, 29/03/2024 00:24 (GMT+7)
Thứ ba, 19/07/2022 16:55 (GMT+7)

Vì sao hàng loạt cửa hàng Bách Hóa Xanh của đại gia Nguyễn Đức Tài phải đóng cửa?

Theo dõi KTMT trên

Theo Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di Động, việc có một số cửa hàng Bách Hoá Xanh dừng hoạt động là do kinh doanh không hiệu quả, không đáp ứng một số tiêu chí đề ra.

Thông báo đóng hàng loạt cửa hàng

Mới đây, nhiều người bất ngờ trước thông tin hàng loạt cửa hàng Bách Hóa Xanh (BHX), thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) treo biển xả kho, đóng cửa. Trong đó, có khá nhiều cửa hàng BHX chỉ mới khai trương cuối năm 2021. Các cửa hàng dừng hoạt động nằm chủ yếu trong chuối BHX tại TP.HCM.

Tính đến tháng 4/2022, BHX có 2.140 cửa hàng. Tuy nhiên, tính đến tối 12/7, theo thông tin trên website, chuỗi siêu thị - bách hoá này chỉ còn sở hữu 1.952 điểm bán, tức giảm 188 cửa hàng.

Cũng thông tin trên website bachhoaxanh.com vào tối ngày 13/7, chỉ sau 1 ngày, số lượng cửa hàng được thông báo chỉ còn 1824 cửa hàng, giảm 316 cửa hàng.

Động thái đóng cửa này nằm trong lộ trình tái định vị và củng cố nền tảng vận hành cho BHX, được MWG đưa ra trong báo cáo kinh doanh 5 tháng đầu năm 2022.

Vì sao hàng loạt cửa hàng Bách Hóa Xanh của đại gia Nguyễn Đức Tài phải đóng cửa? - Ảnh 1
Hàng loạt cửa hàng BHX thông báo đóng cửa.

Nhìn lại quá trình hoạt động của chuỗi BHX được MWG ra mắt từ năm 2015 nhưng phải đến năm 2020-2021 mới thực sự chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ, nhờ hưởng lợi từ đại dịch Covid.

Năm 2020, có 700  cửa hàng được mở, trung bình mỗi tháng có 58 cửa hàng. Kết thúc năm 2021, BHX sở hữu hơn 2.000 điểm bán. Gi nhận có thời điểm như tháng 5/2020, có tới 131 cửa hàng, tháng 6/2020 mở 121 cửa hàng. Đến tháng 5/2021, chuỗi này tăng gấp 3,3 lần số cửa hàng so với 5/2019.

Đóng cửa vì hoạt động không hiệu quả

Trước việc nhiều cửa hàng xả kho khiến khách lo ngại và không biết chuyện gì đang xảy ra với BHX. Tuy nhiên, chia sẻ tại Đại hội Cổ đông thường niên của MWG, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đã khẳng định: "BHX đang trong giai đoạn tái cấu trúc nên phải sắp xếp lại hệ thống cửa hàng. Sắp tới, BHX sẽ trở lại với diện mạo mới và mở rộng hơn nữa, mở cái nào là thắng cái đó".

Cũng theo ông Tài, sau một thời gian tái cấu trúc, doanh thu của hệ thống này đang tăng cao, các cửa hàng đã "tự nuôi" được. Đây cũng là chiến lược ban lãnh đạo đã công bố tại ĐHĐCĐ thường niên đầu năm nay. Cụ thể, BHX đang tập trung xây dựng cái quản trị đằng sau, thay vì bán hàng, vì chuỗi cần một nền tảng chắc chắn cho giai đoạn bứt phá từ năm 2023.

"MWG đang thay đổi để tăng trải nghiệm khách hàng khi đi vào cửa hàng BHX. Và mô hình mini-market mà BHX theo đuổi này, chúng tôi xác định rõ chỉ có 15 phút để thu hút khách hàng. Và bài toán đặt ralà làm sao để 15 phút đó khách hàng cảm thấy thoả mái nhất khi đã đi vào BHX.

Thực tế, đã có lúc khách hàng của chúng tôi cảm thấy rất thích khi đi vào BHX, nhưng 2 năm rồi thì không còn được như vậy nữa. Vấn đề này chúng tôi đã đề cập, do dịch bệnh nên lúc bấy giờ Công ty chú trọng việc có hàng dẫn đến nhiều bất tiện, làm sự thoả mãn của khách hàng tại BHX giảm đi và kéo lùi lợi nhuận. Đến nay thì MWG đã có những cửa hàng mà khách hàng đi vào sẽ dành hết 15 phút quý báu để mua sắm, ở lại mua hàng", ông Tài nói tại Đại hội.

Liên quan đến việc hàng loạt cửa hàng đóng cửa, ông Tài có xác nhận việc có một số cửa hàng BHX hoạt động không hiệu quả, không đáp ứng một số tiêu chí về kinh doanh. Thực tế trước đó, ban lãnh đạo Công ty đã chia sẻ với nhà đầu tư, rằng trong khoảng 2.100 cửa hàng tính đến giữa tháng 5, hơn 50% cửa hàng đạt đầy đủ tiêu chí cần thiết. Với gần 50% cửa hàng còn lại Công ty sẽ rà soát, nếu điểm bán nào cách quá xa các tiêu chuẩn cần thiết sẽ được tính toán xử lý.

Ngoài BHX, MWG còn dừng hoạt động 2 hệ thống liên quan đến các thương hiệu là AVAFashion (chuyên đồ thời trang) và AVAJi (đồng hồ, trang sức, mắt kính). Hiện, AVAJi chỉ còn bán duy nhất đồng hồ.

Nguyên nhân là do AVAFashion và AVAJi đã không vận hành đúng theo kỳ vọng của lãnh đạo tập đoàn nên đã nhanh chóng bị cắt bỏ sau nửa năm thử nghiệm.

Việc dừng hoạt động chuỗi cửa hàng thời trang giúp doanh nghiệp tránh phân tán sự tập trung, khi đang có nhiều mảng kinh doanh lớn hơn cần quan tâm.

Trong khi đó, các chuỗi kinh doanh khác của MWG như cửa hàng TopZon (chuỗi bán lẻ ủy quyền các sản phẩm Apple chính hãng) sau 8 tháng đưa vào hoạt động đã phát triển được 50 cửa hàng. Theo kế hoạch, đến cuối năm nay sẽ tăng lên 200 cửa hàng.

Ngoài ra, đại gia bán lẻ cũng muốn thúc đẩy mảng kinh doanh bán lẻ dược phẩm khi cán mốc 500 nhà thuốc An Khang trong những tháng đầu năm nay. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2022, MWG phát triển lên 800 nhà thuốc và năm 2023 là 2.000 nhà thuốc.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MWG hiện đang giao dịch ở mức 61.000 đồng/cp (chiều 18/7). Đây cũng là phiên giảm thứ 6 liên tiếp của mã này. Vốn hoá của doanh nghiệp này đã xuống mức thấp nhất gần 1 năm qua.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Vì sao hàng loạt cửa hàng Bách Hóa Xanh của đại gia Nguyễn Đức Tài phải đóng cửa?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.