Thứ sáu, 04/10/2024 00:07 (GMT+7)
Thứ năm, 16/04/2020 08:50 (GMT+7)

UBND TP Huế yêu cầu kiểm tra ô nhiễm môi trường ở chung cư Xuân Phú

Theo dõi KTMT trên

Mặc dù chỉ mới được đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng nhiều hạng mục tại chung cư Xuân Phú đã xuống cấp, để lộ sự sơ sài trong quá trình thi công. Câu chuyện chất lượng các căn hộ lại hé lộ loạt bất cập khác.

Nhiều căn hộ xuống cấp khi chỉ mới đi vào sử dụng 3 tháng

Ngay sau khi Kinh tế Môi trường lên tiếng về sự cố tràn lan nước thải tại chung cư Xuân Phú, PV tiếp tục nhận được loạt phản ánh tiếp theo của người dân sống ở đây về hiện trạng nhà ở bị xuống cấp trầm trọng.

Trong văn bản của Ban quản trị chung cư Xuân Phú gửi Giám đốc Công ty cổ phần Xuân Phú ngày 6/11/2019 cho biết thực trạng nhiều căn hộ tại dãy nhà E bị dột nước. Cụ thể, tại trần nhà và tường của căn hộ 712, 713 bị thấm và dột nước (chủ căn hộ phải lấy xô và chậu để hứng nước chảy), trần hành lang và thang máy chung cũng bị dột, nước chảy lênh láng khắp sàn hành lang. Việc nước chảy vào thang máy có nguy cơ gây chạm chập điện và rò rỉ điện gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Đáng lưu ý, tình trạng này đã diễn ra chỉ sau 3 tháng các căn hộ này được đưa vào sử dụng.

UBND TP Huế yêu cầu kiểm tra ô nhiễm môi trường ở chung cư Xuân Phú - Ảnh 1
Các chủ hộ và Ban quản trị chung cư đã nhiều lần kiến nghị lên Chủ đầu tư và Giám đốc công ty Xuân Phú để được xử lý tình trạng xuống cấp

Cụ thể, các chủ căn hộ đã báo ông Nguyễn Cao Giải và Cao Xuân Bình (đại diện Chủ đầu tư) để xử lý, tuy nhiên tình trạng xuống cấp chỉ được khắp phục tạm thời. Ngay sau đó Ban quản trị chung cư Xuân Phú đề nghị Giám đốc Công ty Xuân Phú có giải pháp và chỉ đạo các bộ phận liên quan khẩn trương xử lý việc thấm dột nêu trên theo phản ánh của các chủ căn hộ.

Các hư hỏng, xuống cấp khác cũng được đề cập, yêu cầu Nhà thầu kiểm tra, sửa chữa cần thay các phần mái tôn nhà E bị hư hỏng, thủng lỗ, hở các chỗ ghép nối; sửa lại cửa sổ trời, cửa sổ chui ra tầng mái; nối thêm ống nước chảy của bể nước ra ngoài mái tôn; xử lý chống thấm tường bể nước, tường thang máy; chống thấm trần nhà đảm bảo nước không bị ngấm qua bê tông dột xuống sàn nhà.

Văn bản nêu rõ, nhằm đảm cho việc bàn giao và tiếp nhận hiện trạng các khu nhà theo quy định của pháp luật, đề nghị Công ty Xuân Phú quan tâm và xử lý trong tháng 11/2019.

Tuy nhiên, trong báo cáo tổng hợp thực trạng hư hỏng tại các căn hộ của chung cư Xuân Phú, mới đây ngày 26/2/2020 của Ban quản trị chung cư cho thấy, tình trạng hư hỏng tại các căn hộ nói trên vẫn chưa được khắc phục đồng thời xuất hiện nhiều hạng mục xuống cấp, hư hỏng tại nhiều căn hộ khác.

UBND TP Huế yêu cầu kiểm tra ô nhiễm môi trường ở chung cư Xuân Phú - Ảnh 2
Tường và trần nhà của một số căn hộ trong chung cư Xuân Phú bị thấm nước, ẩm mốc, nổi rêu xanh

Cụ thể, dù chỉ mới đưa vào sửa dụng 1 năm nay nhưng nhiều hạng mục của một số căn hộ trong dãy nhà E đã xuống cấp trầm trọng. Nhiều căn hộ tại dãy E bị thấm nước tại các chân tường, nổi rêu xanh, một số tường bị rạn nứt, bong sơn, kèm theo đó là hệ thống báo cháy bị lỗi không hoạt động, hệ thống ống nước thải sinh hoạt ở một số tầng trên bị rò rỉ, thấm nước vào tường các căn hộ tầng dưới. Ngoài ra, tại một số căn hộ công trình khép kín thường xuyên bị tắc, bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm gây ô nhiễm cho nhiều hộ dân sống trong chung cư …

Chủ đầu tư làm ngơ

Bên cạnh dãy nhà E, nhiều căn hộ thuộc dãy A, B, C của chung cư Xuân Phú cũng gặp phải tình trạng hư hỏng trên. Được biết, chung cư Xuân Phú thuộc dự án nhà ở xã hội, với 5 nhà A, B, C, D, E. Các dãy nhà A, B được đưa vào sử dụng từ năm 2016 và 2017, 2 dãy nhà C và E được đưa vào sử dụng từ quý 1 năm 2019. Còn dãy D hiện nay chưa đưa vào sử dụng.

Điều đáng nói, trước thực tế phải sống chung với ô nhiễm và những bất cập trong các căn hộ bị xuống cấp, nhiều hộ dân và Ban quản trị của chung cư đã nhiều lần kiến nghị lên chủ đầu tư tuy nhiên đến nay vẫn chưa có câu trả lời.

UBND TP Huế yêu cầu kiểm tra ô nhiễm môi trường ở chung cư Xuân Phú - Ảnh 3
Tường bị rạn nứt

Trước thực trạng nhiều lần kiến nghị lên chủ đầu tư nhưng không được giải quyết, nhiều hộ dân đã phản ánh tình trạng xuống cấp nhanh chóng tại một số căn hộ của chung cư Xuân Phú lên Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên – Huế để tìm câu trả lời từ cơ quan chức năng.

Theo Sở xây dựng Tỉnh, đối với công trình đang trong thời gian bảo hành mà có hư hỏng không do người sử dụng gây ra thì nhà thầu xây dựng có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các hư hỏng đó. Thời hạn bảo hành công trình được tính từ ngày bàn giao công trình. Theo Điều 35 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ thì thời gian bảo hành công trình này không dưới 12 tháng, thời gian cụ thể được nêu trong hợp đồng giữa nhà thầu xây dựng với chủ đầu tư (Công ty Xuân Phú).

UBND TP Huế yêu cầu kiểm tra ô nhiễm môi trường ở chung cư Xuân Phú - Ảnh 4
Tường thấm nước, sơn bong tróc

Ngoài ra, đối với các công trình đã hết thời hạn bảo hành thì thực hiện công tác bảo trì công trình theo quy trình đã được chủ đầu tư phê duyệt và theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ. Trách nhiệm bảo trì nhà chung cư được quy định cụ thể tại Điều 11 Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng. Bên cạnh đó, trường hợp các đơn vị đó không đáp ứng được yêu cầu thì các chủ hộ có thể khởi kiện theo hợp đồng mua bán đã ký tại toà án.

Sở Xây dựng sẽ có văn bản gửi đến Công ty Xuân Phú để yêu cầu thực hiện công tác bảo hành bảo trì công trình theo quy định.

UBND TP Huế yêu cầu kiểm tra ô nhiễm môi trường ở chung cư Xuân Phú - Ảnh 5
Biên bản yêu cầu chung cư Xuân Phú thực hiện đảm bảo công tác PCCC của Phòng Cảnh sát PCCC&CHCN - Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế

Không dừng ở việc xuống cấp, người dân sống tại chung cư Xuân Phú còn đang phải sống chung với nỗi thấp thỏm về tình trạng hệ thống phòng cháy chữa cháy chưa được đảm bảo. Mặc dù, trong biên bản kiểm tra của Phòng cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế (ngày 24/12/2019) yêu cầu thực hiện một số công tác đảm bảo cho hệ thống phòng cháy chữa cháy của chung cư, thế nhưng cho đến nay về phía chung cư vẫn không có động tĩnh gì.

UBND TP Huế yêu cầu kiểm tra ô nhiễm môi trường ở chung cư Xuân Phú - Ảnh 6
Văn bản UBND TP. Huế gửi Phòng Tài nguyên Môi trường

Hiện tại, nhiều hộ dân sống ở chung cư Xuân Phú hàng ngày vẫn phải sống trong những căn hộ xuống cấp và ô nhiễm trầm trọng. Điều này khiến các cư dân không khỏi đặt ra câu hỏi, số tài sản hàng tỉ đồng được bỏ ra để mua căn hộ ở chung cư tại đây có xứng đáng hay không? Sự vô trách nhiệm của chủ đầu tư khi người dân nhiều lần phản ánh tình trạng xuống cấp của các căn hộ nhưng không được giải quyết? Còn cơ quan chức năng đang ở đâu khi người dân đã nhiều lần phải kêu cứu nhưng không có thay đổi gì?

Yêu cầu báo cáo trước 20/4/2020

Ngay sau khi Kinh tế Môi trường phản ánh kiến nghị của người dân khu vực Chung cư Xuân Phú về việc Công ty Xuân Phú không thực hiện quản lý hệ thống xử lý chất thải, xả thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực. Chủ tịch UBND TP.Huế đã giao cho Phòng Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền, đúng quy định, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện trước ngày 20/4/2020.

Nhóm PVMT

Bạn đang đọc bài viết UBND TP Huế yêu cầu kiểm tra ô nhiễm môi trường ở chung cư Xuân Phú. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Bến Tre: Phát động dự án trồng mới 15ha rừng phi lao
Ngày 28/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam tổ chức “Lễ phát động trồng cây của dự án trồng mới 15ha rừng phi lao” tại 2 huyện Ba Tri và huyện Bình Đại.
Trong tháng 10 Biển Đông có thể sẽ đón 2 cơn bão
Trong tháng này, bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông ảnh hưởng đến đất liền của nước ta có khả năng ở mức xấp xỉ đến cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, khoảng 2 cơn.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.