Thứ sáu, 26/04/2024 17:01 (GMT+7)
Thứ hai, 19/09/2022 15:07 (GMT+7)

Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá?

Theo dõi KTMT trên

Nhiều cây gỗ lớn có đường kính từ 30 – 100 cm bị cưa hạ một cách tàn nhẫn. Các cơ quan chức năng của huyện Na Hang và tỉnh Tuyên Quang đang vào cuộc xác minh, xử lý.

Mới đây, trao đổi nhanh với Phóng viên Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường qua điện thoại, ông Chẩu Trung Kiên - Chánh Văn phòng UBND huyện Na Hang xác nhận có vụ việc phá rừng tại địa bàn xã Thanh Tương và các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh đang vào cuộc xác minh, xử lý.

Trước đó, vào tháng 6, người dân thôn Cổ Yểng, xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang liên tục phản ánh với PV về việc rừng bị chặt phá. 

Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 1
Hàng trăm gốc cây lớn bị cưa hạ không thương tiếc.

Để tìm hiểu thông tin, PV đã trực tiếp lên hiện trường để xác minh thông tin người dân phản ánh. Từ quốc lộ 2C, để có thể đến được hiện trường, chúng tôi cần đến sự hỗ trợ của những chiếc xe máy chuyên dụng, sử dụng lốp đặc, bánh quấn xích để có thể vượt được những khúc cua dựng đứng, những đoạn đường mòn trơn trượt.

Sau khi di chuyển được hơn 5 km, những con “xích thố” chuyên dụng kia cũng bị buộc phải bỏ lại ven đường do đoạn đường không thể di chuyển thêm được nữa. Thêm gần một giờ đồng hồ luồn lách qua những cánh rừng, chúng tôi đã có mặt tại hiện trường một vụ phá rừng.

Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 2
Một gốc cây lớn vừa mới bị cưa hạ, vẫn còn tươi nguyên.

Tại hiện trường, chúng tôi lần lượt phát hiện ra những gốc cây gỗ lớn đã bị các đối tượng lâm tặc chặt hạ. Theo ghi nhận của phóng viên, các gốc cây bị chặt hạ có đường kính từ 25 – 75cm. Rải rác xung quanh, có một số gốc cây chu vi rất lớn,... Theo người dân địa phương, những cây gỗ này bị chặt hạ mới vài tháng trở lại, vì vỏ cây vẫn còn tươi nguyên...

Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 3
Theo người dân địa phương thì gốc cây có đường kính gần 1m này bị cưa hạ khoảng đầu năm 2022.

Tận mắt chứng kiến những vết thương còn đang rỉ máu từ cây rừng, chúng tôi không khỏi xót xa, bàng hoàng... Không chỉ những cây rừng to cỡ một vòng tay người ôm; hơn thế một số gốc cây cổ thụ cũng bị cưa hạ một cách tàn nhẫn bất chấp lệnh cấm của Thủ tướng Chính phủ về đóng cửa rừng. Những kẻ giấu mặt vẫn ngang nhiên huỷ hoại rừng cần sớm được làm sáng tỏ.

Dưới đây là hình ảnh về tình trạng hàng trăm cây gỗ lớn trong khu vực rừng đặc dụng thuộc địa bàn xã Thanh Tương, huyện Na Hang bị chặt hạ không thương tiếc phóng viên ghi lại được vào ngày 13/6/2022: 

Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 4
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 5
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 6
Một cây lớn vừa bị chặt hạ, lâm tặc chưa kịp đưa đi.
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 7
Người dân tiếc nuối khi chứng kiến những gốc cây lớn lần lượt bị lâm tặc cưa hạ.
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 8
Hai cây lớn nằm cạnh nhau bị cưa hạ cùng một thời điểm.
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 9
Một gốc cây lớn bị chặt hạ cách đó vài tháng, bên dưới vết cắt đã nảy chồi non.
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 10
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 11
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 12
Những cánh rừng xanh thẳm bị thay thế bằng những vạt đồi trọc lóc.
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 13
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 14
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 15
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 16
Những con đường được mở thẳng vào rừng đặc dụng để thuận tiện cho việc vận chuyển gỗ, lâm sản.
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 17
Đơn vị được giao quản lý rừng đặc dụng đào hào để ngăn cản không cho gia súc của người dân vào.
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 18
Vừa để khẳng định mốc giới vị trí.
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 19
Thậm chí dựng cả hàng rào thép gai ngăn không cho người và vật nuôi ra vào khu vực này.
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 20
Những súc gỗ lâm tặc chưa kịp di chuyển ra khỏi rừng.
Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá? - Ảnh 21
Một điểm tập kết thân cành trong khu vực rừng đặc dụng trên địa bàn xã Thanh Tương.

Liên quan đến sự việc trên, Phóng viên Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường đã liên hệ với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang, Ủy ban nhân dân huyện Na Hang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang để làm rõ sự việc.

Ngày 1/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2021; Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Bày tỏ băn khoăn về nạn phá rừng, đại biểu Bùi Xuân Thống (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai) cho biết, theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê, năm 2021 diện tích rừng bị thiệt hại là 2.081 ha, tăng 29,3% so với năm 2020. Trong đó, diện tích rừng bị cháy là 1.229 ha, gấp 1,7 lần, các vụ chặt phá rừng là 852 ha, thậm chí ngay cả rừng ở vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển vẫn bị chặt phá. Độ che phủ rừng cả nước đạt 42%, song bình quân hàng năm nước ta suy giảm khoảng 2.500 ha rừng. Từ năm 2001 đến 2019, gần 20% rừng nguyên sinh đã bị mất đi, diện tích rừng nguyên sinh còn lại ít, bị chia cắt, cô lập thành những khu vực nhỏ, phân bố rải rác ở một số khu vực như Tây Nguyên, Tây Bắc. Chất lượng rừng tự nhiên được đánh giá thấp nên khó có cơ hội phục hồi hoàn toàn.

Theo nghiên cứu của Quỹ châu Á cho thấy, trong 20 năm qua, Việt Nam là một trong năm quốc gia có rủi ro thiên tai lớn nhất toàn cầu với mức thiệt hại ước tính đến 1,5% GDP hàng năm. Diện tích rừng suy giảm lớn đã gây nhiều hậu quả nặng nề về lũ lụt, môi trường ngày càng khắc nghiệt, các hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất ngày càng nhiều. Nơi cư trú của động vật hoang dã đã bị thu hẹp hoặc mất đi, sự đa dạng sinh học ngày càng suy giảm. Do đó, việc bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, các khu bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề cấp thiết.

“Tôi kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành, địa phương cần nghiêm túc thực hiện các giải pháp bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi phá rừng. Bên cạnh đó, việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế tại các khu vực này cần đánh giá thận trọng. Việc trồng rừng thay thế cần phải được thực hiện nghiêm túc, tránh việc nộp tiền thay cho diện tích rừng bị mất đi”, đại biểu Bùi Xuân Thống nhấn mạnh.

Tạp chí Kinh tế Môi trường sẽ tiếp tục thông tin!

Nam Cường

Bạn đang đọc bài viết Tuyên Quang: Huyện Na Hang nói gì về rừng đặc dụng bị chặt phá?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới