Chủ nhật, 28/05/2023 09:50 (GMT+7)
Thứ sáu, 27/03/2020 09:30 (GMT+7)

Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia: Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế giảm dần

Theo dõi KTMT trên

Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ giảm dần từ ngày 26-31/3. Độ mặn cao nhất trong đợt này ở mức thấp hơn độ mặn thời kỳ 11-20/3.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, từ ngày 26-31/3, riêng độ mặn một số trạm ở Cà Mau duy trì ở mức cao hơn tuần trước. Chiều sâu ranh mặn 1 g/l trong thời kỳ này có khả năng: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 110-130km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại 65-70km; Sông Hàm Luông 80-85km; Sông Cổ Chiên 60-75km; Sông Hậu 55-65km; Sông Cái Lớn 58-63km.

Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia: Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế giảm dần - Ảnh 1
Từ ngày 26-31/3, xâm nhập mặn ở ĐBSCL ít biến đổi trong 1-2 ngày đầu sau giảm dần. (Ảnh minh họa)

Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này có khả năng: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 86-110km; Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại 52-60km; Sông Hàm Luông 73-78km; Sông Cổ Chiên, sông Hậu 45-55km; Sông Cái Lớn 43-52km.

Cơ quan khí tượng dự báo, từ ngày 01-5/4, xâm nhập mặn ở ĐBSCL giảm chậm trong 1-2 ngày đầu, sau tăng trở lại.

Trong thời kỳ từ 26/3-5/4, các địa phương vùng ĐBSCL cần tranh thủ tích trữ nước ngọt ngay khi có thể khi triều thấp, khi tưới cho cây ăn trái cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn tránh thiệt hại.

Cũng theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, những ngày tới, khu vực Nam Bộ vẫn duy trì tình trạng ít mưa, ngày nắng, trong đó các tỉnh miền Đông Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, miền Tây Nam Bộ cục bộ có nơi nắng nóng, mưa có chăng cũng chỉ xuất hiện vài nơi với lượng không nhiều.

Mực nước thượng lưu sông Mê Kông biến đổi chậm và thấp hơn cùng kỳ năm 2016 từ 0,1-0,5m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều, mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,0m; tại Châu Đốc 1,15m tương đương cùng kỳ năm 2016.

Từ nay đến tháng 5/2020, dòng chảy tại các trạm thượng nguồn sông Mê Kông ở mức tương đương TBNN và thấp hơn năm 2016 từ 5-20%.

Xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần nhưng vẫn ở mức cao đến cuối tháng 3/2020; xâm nhập mặn trên các sông Vàm Cỏ (Long An), Cái Lớn (Kiên Giang), vùng bán đảo Cà Mau khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020, sau giảm dần.

Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài và việc tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập sẽ làm cho tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài hơn và trầm trọng hơn.

Tuyết Chinh

Bạn đang đọc bài viết Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia: Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế giảm dần. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

ĐBSCL: Tích trữ nước ngọt ứng phó xâm nhập mặn
Theo các chuyên gia, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp, phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nước nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất trước tình hình xâm nhập mặn.
Siêu bão Mawar có sức tàn phá ra sao?
Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) khẳng định, Mawar là cơn bão có sức công phá khủng khiếp nhất trong vòng 6 thập kỷ trở lại.

Tin mới

Thủ tướng yêu cầu NHNN tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận vốn tín dụng
Chính phủ yêu cầu NHNN tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
TP. HCM: Giải bài toán ùn tắc giao thông
Trước tình trạng ùn tắc giao thông làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội, Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch phối hợp triển khai các giải pháp xử lý 24 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông.
ĐBSCL: Tích trữ nước ngọt ứng phó xâm nhập mặn
Theo các chuyên gia, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp, phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nước nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất trước tình hình xâm nhập mặn.
Kiểm tra phòng chống cháy rừng ở Thanh Chương, Đô Lương
Sáng 25/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ, Trưởng ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Nghệ An đã đi kiểm tra phòng chống cháy rừng ở 2 huyện Đô Lương và Thanh Chương.