Trái phiếu xanh – Lựa chọn đột phá của nhà đầu tư trong đại dịch Covid-19
Trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững đã và đang được coi là phương tiện hữu hiệu huy động vốn từ khu vực tư nhân cho các dự án có lợi ích về môi trường và xã hội nhằm hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển Bền vững và Hiệp định khí hậu Paris.
Trái phiếu xanh là gì?
Theo định nghĩa của Tổ chức Sáng kiến Trái phiếu hậu thuẫn (CBI), trái phiếu xanh là trái phiếu được phát hành nhằm mục đích huy động vốn cho những giải pháp biến khí hậu do chính phủ, ngân hàng, địa phương hoặc doanh nghiệp phát hành, được phát hành dưới dạng chứng khoán bao gồm chứng khoán, phát hành riêng lẻ, trái phiếu có bảo đảm, ... cũng như các khoản vay được dán nhãn xanh tuân thủ trái phiếu xanh (Green Bond Principles - GBP) hoặc nguyên tắc cho vay xanh (Nguyên tắc cho vay xanh - GLP). CBI phân loại trái phiếu xanh theo 8 lĩnh vực gồm năng lượng, tòa nhà, giao thông, nước, chất thải, tài sản có nguồn gốc tự nhiên, công nghiệp và công nghệ thông tin (ICT).
Theo báo cáo gần đây của IFC, giá trị phát hành trái phiếu xanh năm 2019 ở các thị trường đang phát triển đạt 52 tỉ đô la Mỹ, tăng 21% so với năm 2018, góp phần đưa tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh ở các thị trường này lên 168 tỉ đô la.
Ngay cả trong giai đoạn đại dịch COVID-19, nhu cầu về trái phiếu xanh, xã hội và bền vững tiếp tục đạt mức đặt mua cao kỷ lục. Theo một báo cáo khác đầu năm 2021 của Moody’s Investor Service, tổng giá trị phát hành trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững đạt mức kỷ lục 491 tỉ đô la và có thể tiếp tục hướng tới một đỉnh cao mới vào năm 2021 – ước tính sẽ là 650 tỉ đô la, trong đó 375 tỉ đô la từ trái phiếu xanh, 150 tỉ từ trái phiếu xã hội và 125 tỉ từ trái phiếu bền vững.
Việc toàn thị trường đang tập trung cao độ vào các nỗ lực ứng phó với đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy việc phát hành trái phiếu xã hội lên một tầm cao mới vào năm 2020. Trái phiếu xã hội đã đạt giá trị phát hành lên đến 150 tỉ đô la, tăng từ 17 tỉ đô la vào năm 2019. Trái phiếu xã hội được phát hành bởi các công ty đang ứng phó với đại dịch trong suốt năm vừa qua.
"Mặc dù một phần trong sự tăng trưởng này là bởi các nguồn hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch. Nhưng cũng đã có sự đa dạng, tích cực hơn trong việc phát hành trái phiếu bền vững. Chúng tôi nhận thấy sự đầu tư vào tính bền vững của doanh nghiệp là xu hướng lâu dài. Chúng tôi dự doán giá trị trái phiếu xanh sẽ tăng trưởng 58% vào năm 2021…” – Chuyên gia Matt Kuchtyak tại Moody Investor Service chia sẻ.
Nhà đầu tư tại Việt Nam cần đón đầu sớm
Việt Nam đứng thứ 6 trong các nước chịu ảnh hưởng nhất của biến đổi khí hậu và đồng thời cũng là một nước tăng trước nhanh với khoảng 7% GDP mỗi năm. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, xây dựng khả năng thích ứng và thực hiện các muc tiêu cam kết phát triển bền vững, biến đổi khí hậu. Không chỉ chính phủ mà còn cả cộng đồng doanh nghiệp cần sử dụng thị trường vốn đề huy động nguồn vốn phục vụ các mục tiêu trên.
Trái phiếu Xanh, Trái phiếu Xã hội và Trái phiếu Bền vững là phương tiện huy động vốn từ khu vực tư nhân cho các dự án có lợi ích về môi trường và xã hội, tài chính sáng tạo nhằm hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển Bền vững và Hiệp định khí hậu Paris 2015. Là thành viên của Diễn đàn Thị trường Vốn ASEAN (ACMF), UBCKNN đã tích cực tham gia thúc đẩy các Tiêu chuẩn Trái phiếu Xanh ASEAN (AGBS), Tiêu chuẩn Trái phiếu Xã hội ASEAN (ASBS) và Tiêu chuẩn Trái phiếu Bền vững ASEAN (ASUS), dựa trên các Nguyên tắc Trái phiếu Xanh, Nguyên tắc Trái phiếu Xã hội và Hướng dẫn về Trái phiếu Bền vững của Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA), nhằm tạo ra một loại tài sản bền vững ở Việt Nam.
Ngày 04/12/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 01/02/2019 (gọi tắt là Nghị định 163). Các quy định về trái phiếu doanh nghiệp xanh theo Nghị định 163 dự kiến đã tạo ra một kênh tiềm năng để huy động vốn cho các dự án xanh trong khu vực tư nhân, tạo nền tảng cho giao dịch sản phẩm phái sinh xanh tại Việt Nam; tạo khung pháp lý để thu hút thêm đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến các dự án liên quan đến môi trường tại Việt Nam
Khi tác động của rủi ro biến đổi khí hậu được thừa nhận và hiểu rõ hơn, các chủ sở hữu tài sản đang ngày càng tìm kiếm các doanh nghiệp phát thải các-bon thấp để chuyển đầu tư ra khỏi doanh nghiệp gây ô nhiễm nhằm giảm thiểu rủi ro. Nhu cầu của nhà đầu tư đối với trái phiếu xanh cũng tăng lên ở Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều cơ hội để mở rộng quy mô, việc phát hành trái phiếu xanh cho đến nay vẫn còn chậm.
Ngay cả tại thời điểm đại dịch toàn cầu, nhu cầu về Trái phiếu xanh tiếp tục đạt mức đặt mua vượt mức cao kỷ lục. Điều này xác nhận rằng cả tổ chức phát hành và nhà đầu tư vẫn tập trung quan tâm vào trái phiếu xanh trong chiến lược nhằm đảm bảo các khoản đầu tư phù hợp được đưa ra để các vấn đề môi trường và xã hội luôn là các vấn đề ưu tiên. Các nhà đầu tư cần sớm nắm bắt cơ hội và tập trung vào các trải phiếu, cổ phiếu dài hạn đem lại các tác động tích cực trong thời gian nhiều năm tới.
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt cuốn hướng dẫn, ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch, UBCKNN nhấn mạnh “Sổ tay hướng dẫn này sẽ giúp các thành viên thị trường hiểu rõ thông lệ quốc tế và khu vực về cách thức phát hành, quản lý nguồn vốn cho các dự án xanh và công bố thông tin về môi trường và xã hội của doanh nghiệp mình. Đây là bước đi quan trọng, giúp phát triển doanh nghiệp theo hướng vững chắc hơn, góp phần xây dựng thị trường chứng khoán ngày một bền vững hơn thông qua việc phát triển các sản phẩm xanh trên thị trường.”
Hoàng Hà