Thứ tư, 16/10/2024 17:25 (GMT+7)
Thứ tư, 16/10/2024 14:26 (GMT+7)

Tố tụng chuyển đổi công bằng: Cốt lõi của nền kinh tế bền vững toàn cầu

Theo dõi KTMT trên

Trong bối cảnh các chính phủ đang đồng loạt hướng tới các chính sách chuyển đổi xanh, cắt giảm carbon thì việc xảy ra tranh chấp với một số cộng đồng là điều không thể tránh khỏi.

Viễn cảnh tươi đẹp của quá trình chuyển đổi xanh thường được nhắc đến với một Trái đất sạch, ít khí thải carbon và bền vững cho thế hệ mai sau. Thế nhưng, trong quá trình chuyển đổi năng lượng vẫn không thể tránh khỏi những sai sót, những phân bổ không đồng đều dẫn tới sự xung đột về lợi ích giữa các bên.

Quá trình chuyển đổi xanh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới các cộng đồng dễ bị tổn thương

Trước những “hình phạt” khắc nghiệt ngày càng dữ dội của mẹ thiên nhiên, cả thế giới đang ngày càng tăng tốc trong cuộc đua chuyển đổi xanh nhằm mục đích cắt giảm khí nhà kính và hướng tới một hành tinh ít carbon vận hành bền vững. Không thể phủ nhận đây là nhiệm vụ cần thiết trong bối cảnh Trái đất ngày càng nóng lên và biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt như hiện nay.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi xanh vẫn vô tình xuất hiện những tiêu cực có thể gây ra tác động bất lợi cho một số các cộng đồng dễ bị tổn thương như người dân bản địa, cư dân địa phương, dân tộc thiểu số và người lao động. Cụ thể là trường hợp của những người dân bị mất đất “sinh nhai” cho các dự án năng lượng tái tạo hay những người lao động trong ngành nhiên liệu hóa thạch và các lĩnh vực sử dụng nhiên liệu hóa thạch bị mất đi công việc đã gắn bó với họ lâu năm…

Na Uy - 2021

Tố tụng chuyển đổi công bằng: Cốt lõi của nền kinh tế bền vững toàn cầu - Ảnh 1
Dự án trang trại điện gió đã lấy đi mảnh đất lâu đời của người bản địa Sámi, Na Uy. Ảnh: Motorhomenorway.

Điển hình cho những vụ kiện liên quan quá trình chuyển đổi xanh, phải kể tới vụ đấu tranh của người bản địa Sámi ở Na Uy về việc chính phủ xây dựng trang trại điện gió trên bán đảo Fosen. Tranh chấp xảy ra khi dự án trang trại gió này chiếm một phần diện tích trên vùng đất mà người Sámi đã chăn nuôi gia súc trong nhiều thế kỷ nay.

Sau 3 năm tranh chấp, cuối cùng vào tháng 3/2024, người Sámi đã thành công bảo vệ mảnh đất lâu đời. Trang trại điện gió vẫn tiếp tục hoạt động nhưng phải tuân theo các điều khoản bảo vệ văn hóa bản địa. Người dân Sámi được phân bổ một khu vực mới để chăn nuôi gia súc vào mùa đông và khoản tài trợ 5 triệu Kroner (khoảng 11,6 tỷ đồng)

Chile - 2021

Tố tụng chuyển đổi công bằng: Cốt lõi của nền kinh tế bền vững toàn cầu - Ảnh 2
Tranh tường Graffiti trên đường phố Chile kêu gọi chấm dứt sử dụng năng lượng từ than. Ảnh: Alamy.

Khi 2 nhà máy điện than ở Chile đóng cửa theo chính sách phi carbon hóa của Chính phủ đề ra, công đoàn lao động của Chile đã đệ trình yêu cầu bảo vệ quyền của người lao động vào năm 2021. Các công đoàn đã khởi xướng hành động chống lại Bộ Năng lượng. Những người lao động bị mất việc làm cho biết, họ không được tham gia vào thỏa thuận được ký kết năm 2019 giữa Chính phủ Chile và các công ty trong lĩnh vực năng lượng trong quá trình chuyển đổi xanh. Vì vậy, họ đã không được bảo vệ quyền lợi sau khi nhà máy điện than đóng cửa. Điều này đã vi phạm về quyền bình đẳng, tự do lao động tại Chile.

Cuối cùng, Tòa án Tối cao Chile đã ra phán quyết có lợi cho nguyên đơn là bên công đoàn lao động, đồng thời ra lệnh cho các cơ quan chính phủ thực hiện kế hoạch tái hòa nhập những người lao động bị mất việc làm và đảm bảo quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.

Cần quan tâm hơn tới tố tụng chuyển đổi công bằng

Chính sự bất đồng đều trong lợi ích này đã dẫn tới những vụ kiện liên quan tới quá trình chuyển đổi xanh. Kể từ đó, thuật ngữ tố tụng chuyển đổi công bằng đã ra đời.

Tố tụng chuyển đổi công bằng là những vụ kiện nhằm đem tới quyền lợi và chính sách công bằng và toàn diện nhất cho tất cả những bên liên quan phát sinh trong quá trình chuyển đổi xanh, ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển sang năng lượng tái tạo. 

Trong tố tụng chuyển đổi công bằng, yếu tố công bằng luôn được đặt lên hàng đầu. Hiểu rộng hơn, chuyển đổi công bằng còn là việc phân bổ cả lợi ích lẫn gánh nặng phát sinh trong quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Đối với những cộng đồng dễ bị tổn thương bởi quá trình chuyển đổi xanh, việc họ có thể làm duy nhất chỉ có thể là sử dụng quyền tố tụng chuyển đổi công bằng của mình để kêu cứu. Đặc biệt là từ thời điểm năm 2016 khi các quốc gia bắt đầu thúc đẩy các chính sách và dự án cắt giảm carbon.

Tố tụng chuyển đổi công bằng: Cốt lõi của nền kinh tế bền vững toàn cầu - Ảnh 3
 Những vụ kiện đòi hỏi chuyển đổi công bằng diễn ra ngày một nhiều. Ảnh: LSE.

Hiện nay, thuật ngữ tố tụng chuyển đổi công bằng hiện nay vẫn chưa được biết đến và khai thác nhiều bởi lẽ khái niệm này vẫn còn là điều xa lạ. Giáo sư Annalisa Savaresi thuộc Trung tâm Luật về Biến đổi Khí hậu Năng lượng và Môi trường, Đại học Đông Phần Lan cho biết, quá trình chuyển đổi xanh có thể gây ra những hậu quả phức tạp nhưng vấn đề về tố tụng chuyển đổi công bằng lại thường bị bỏ qua. Vì thế, đây cũng là một rào cản khiến cho quá trình chuyển đổi xanh của thế giới bị chậm lại.

Để hướng tới một hành tinh sạch không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, ít khí thải carbon, chúng ta cần hướng tới quá trình chuyển đổi công bằng, trong đó phân có sự phân bổ đồng đều giữa gánh nặng và lợi ích cho các bên liên quan. Với tiêu chí “không bỏ lại bất kỳ ai phía sau”, khi chuyển đổi công bằng được thực thi ngày càng nhiều thì tố tụng ngày càng ít và hành trình đến với Net Zero cũng ngắn thêm và gần thêm một bước.

Tố tụng chuyển đổi công bằng: Cốt lõi của nền kinh tế bền vững toàn cầu - Ảnh 4
Khi quyền và nghĩa vụ giữa các bên được phân bổ đúng theo pháp luật, tố tụng chuyển đổi công bằng cũng sẽ ít dần. Ảnh: Freepik.

Theo: Tổng hợp Science, Earth 

Cát Ân

Bạn đang đọc bài viết Tố tụng chuyển đổi công bằng: Cốt lõi của nền kinh tế bền vững toàn cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Khởi động Diễn đàn Khu công nghiệp sinh thái Việt Nam
Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia tham gia Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu. Điều này giúp Việt Nam hướng đến mục tiêu đạt được tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.
Phát triển bền vững ngành điện: Đâu là giải pháp?
Những năm qua, giá điện trở thành chủ đề nóng thu hút nhiều sự quan tâm của xẫ hội. Việc giá bán lẻ điện không theo kịp giá thành sản xuất đã tạo ra những thách thức lớn cho ngành điện trong việc duy trì đầu tư, phát triển, và đảm bảo an ninh năng lượng.

Tin mới

Sun Symphony Residence - 'tọa độ tinh hoa' mới của Đà thành
Giới quy hoạch trên thế giới có một “truyền thuyết”: muốn hình dung về sự phát triển của một thành phố, hãy đến bên bờ những dòng sông trong lòng đô thị. Bên dải lụa Hàn giang vắt ngang Đà thành, đẳng cấp của một thành phố đáng sống hàng đầu châu lục