Thứ năm, 25/04/2024 21:46 (GMT+7)
Thứ năm, 21/07/2022 17:50 (GMT+7)

Tiêu dùng không cần tiền mặt đang trở thành xu thế của tương lai

Theo dõi KTMT trên

Sáng ngày 21/7, Lễ kích hoạt sự kiện tiêu dùng không tiền mặt 2022 đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là năm thứ 3 sự kiện được tổ chức nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam.

Sáng ngày 21/7, tại khách sạn Daewoo Hà Nội, Sở Công Thương Thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ kích hoạt Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022, thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu, các ngân hàng, các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.

Đây là sự kiện thường niên được tổ chức từ năm 2020 nhằm đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế số, phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hà Nội nói riêng.

Tiêu dùng không cần tiền mặt đang trở thành xu thế của tương lai - Ảnh 1
Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. 

Tham gia sự kiện có bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương); Bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội; Ông Nguyễn Việt Hùng – Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội; Ông Nguyễn Tiến Sỹ - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội; Bà Hoàng Việt Trâm - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội cùng đại diện nhiều Ngân hàng thương mại, các trung gian thanh toán, các sàn thương mại điện tử, hệ thống phân phối và hệ thống giao nhận trên cả nước.

Tiêu dùng không cần tiền mặt đang trở thành xu thế của tương lai - Ảnh 2
Bà Trần Thị Lan Phương - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc sự kiện. 

Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Trần Thị Lan Phương – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hà Nội cho biết: “Cùng với xu hướng cách mạng 4.0 thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử, chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thanh toán không dùng tiền mặt có tầm quan trọng đem lại nhiều lợi ích, an toàn thực hiện, giảm chi phí xã hội, đảm bảo quản lý nhà nước về vĩ mô tiền tệ thanh toán, góp phần đấu tranh phòng chống tham nhũng hiệu quả, quản lý thuế,... Theo đó Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Đối với Thành phố Hà Nội, trong nhiều năm qua đã chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện thông qua các chương trình phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2015 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2022 của Thành phố Hà Nội”.

Trong bài phát biểu khai mạc, bà Trần Thị Lan Phương cũng đã nêu chi tiết những thành tựu về các hoạt động thương mại điện tử và đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt mà thành phố Hà Nội đã đạt được trong thời gian vừa qua. Bà cũng nhấn mạnh, sự kiện tiêu dùng không tiền mặt năm nay với chủ đề "Chạm đến tương lai" nhằm giúp người dân hiểu được lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt và đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam nói riêng và đặc biệt là tại Thành phố Hà Nội.

Tiêu dùng không cần tiền mặt đang trở thành xu thế của tương lai - Ảnh 3
Toàn cảnh Lễ kích hoạt Sự kiện tiêu dùng không tiền mặt 2022. 

Trong sự kiện, bà Lại Việt Anh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng đã có bài phát biểu về vai trò của chuyển đổi số, thương mại điện tử và đặc biệt là tiêu dùng không tiền mặt trong giai đoạn Covid-19. Do các hoạt động trực tiếp bị hạn chế nên tiêu dùng không tiền mặt trở thành giải pháp tối ưu trong thời gian này. Cần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và phát huy vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt, tạo nên chuyển đổi số toàn diện trong nền kinh tế.

Bà Hoàng Huyền Trâm – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi Nhánh Hà Nội đã chia sẻ: “Sự kiện không dùng tiền mặt ngày hôm nay thể hiện được ý nghĩa thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử, vừa góp phần khuyến khích các tổ chức và cá nhân liên quan sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Và sau nhiều lần tổ chức, sự kiện này đã khẳng định được ý nghĩa và có sức mạnh lan tỏa khi thu hút được đông đảo sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp dần hình thành thói quen không dùng tiền mặt trên thị trường trong nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng”.

Tiêu dùng không cần tiền mặt đang trở thành xu thế của tương lai - Ảnh 4
Bài tham luận về lợi ích của tiêu dùng không tiền mặt từ đại diện bà Phạm Châu Loan - Phó Trưởng phòng Dịch vụ Ngân hàng điện tử Vietcombank.

Trong khuôn khổ sự kiện, đại diện các bên đã có bài tham luận về sự phát triển của thương mại điện tử. Bà Phạm Châu Loan – Phó Trưởng phòng Dịch vụ Ngân hàng điện tử Vietcombank đã chia sẻ về lợi ích và tầm quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt trong bối cảnh Covid-19. Ông Nguyễn Bá Diệp – Đồng sáng lập Momo cũng đã có bài phát biểu về các hoạt động của đơn vị cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Tiếp theo là 2 tham luận đến từ bà Phạm Thị Hương Giang – Trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) và bà Lê Thị Diễm Phương – Giám đốc Phát triển giải pháp thanh toán Mastercard tại Việt Nam, Lào, Campuchia. Thông qua các phiên tham luận, bức tranh về sự phát triển của thương mại điện tử và chuyển đổi sang nền kinh tế số đã được thể hiện rõ rệt.

Đặc biệt, trong chương trình, đại diện lãnh đạo Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh thành phố Hà Nội đã nhấn nút kích hoạt sự kiện Tiêu dùng không tiền mặt năm 2022.

Với chủ đề: “Chạm tới tương lai”, Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 nhằm tuyên truyền về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt; góp phần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; ứng dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số; đặc biệt hướng đến các đối tượng khách hàng tham gia thanh toán, mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các kênh thương mại điện tử, các lĩnh vực dịch vụ khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Nghi thức kích hoạt Sự kiện tiêu dùng không tiền mặt 2022.

Trong suốt thời gian diễn ra các chuỗi hoạt động của Sự kiện không dùng tiền mặt và Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2020, 2021 đã thu hút hàng triệu lượt khách hàng trải nghiệm, mua sắm tại các điểm khuyến mại, địa điểm thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Kết quả nổi bật: Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2020, 2021 thu hút 150.000 lượt tiếp cận và 12.000 lượt tương tác tại fanpage Facebook của Sự kiện. Các doanh nghiệp tham gia sự kiện có tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 30%, tổng số lượng giao dịch được thực hiện qua trung gian thanh toán Shopee Pay tăng trên 11%; Sự kiện kích cầu Nhà xinh cho bạn, kích cầu Du lịch mua sắm Hà Nội, kích cầu Sản phẩm truyền thống Hà Nội thu hút 3.000 lượt khách hàng tham quan mua sắm và 10.000 lượt truy cập website thương mại điện tử của các doanh nghiệp với mức giảm giá, ưu đãi hấp dẫn lên tới 50%, 70%; Sự kiện Hà Nội đêm không ngủ HaNoi Midnight sale thu hút 200 đơn vị tham gia với gần 3.000 chương trình khuyến mại, tổng giá trị gần 20.000 tỷ đồng.

Các sàn thương mại điện tử đã có lượng truy cập tăng từ 180% đến 250% so với ngày thường. Các hệ thống trung tâm thương mại lớn có doanh thu và lượng khách đến tham quan, mua sắm tăng từ 200% -220%, lượng truy cập website, ứng dụng di động mua sắm tăng gần gấp 03 lần so với các ngày trong tuần; Sự kiện “Online xuống phố - kết nối cung cầu” thu hút các đơn vị tham gia với mức giảm giá từ 30% đến 100%, tổng giá trị hàng hóa khuyến mại trực tuyến lên tới trên 2 tỷ đồng. Kết quả đã có hơn 2.000 lượt người tiêu dùng quan tâm và tham gia các trải nghiệm các hoạt động mua sắm trực tuyến và gần 3 triệu lượt truy cập vào các hệ thống website, ứng dụng của các doanh nghiệp tham gia.

Linh Chi

Bạn đang đọc bài viết Tiêu dùng không cần tiền mặt đang trở thành xu thế của tương lai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.