Thứ bảy, 20/04/2024 00:33 (GMT+7)
Thứ sáu, 04/03/2022 17:00 (GMT+7)

Thuế bảo vệ môi trường trong hàng hóa được tính theo công thức nào?

Theo dõi KTMT trên

Các khoản thuế bảo vệ môi trường đã tạo thêm nguồn thu, góp một phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời thay đổi nhận thức và hành vi của tổ chức, cá nhân trong việc giữ gìn môi trường.

Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế, quá trình công nghiệp hoá và phát triển đô thị tăng nhanh đã tác động xấu đến môi trường sinh thái. Trong đó phải kể đến sự gia tăng lượng phát thải nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt; gia tăng số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công nghiệp; gia tăng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí từ các quy trình sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải; ô nhiễm ngày càng gia tăng cả trên mặt đất, trong lòng đất, sông hồ và trong không khí.

Chính vì vậy, các khoản thuế, phí bảo vệ môi trường đã tạo thêm nguồn thu, góp một phần chi đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường, đồng thời góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của tổ chức, cá nhân trong việc giữ gìn môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Ngoài ra, việc quy định ưu đãi thuế đối với lĩnh vực môi trường đã làm cho các doanh nghiệp có ý thức hơn trong việc tìm các biện pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi do hoạt động sản xuất của mình gây ra cho môi trường; quan tâm áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm bớt xả thải chất độc hại ra môi trường. Thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế nguyên liệu hoá thạch để sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.

Các loại hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường

Theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế Bảo vệ môi trường 2010 và Điều 1 Thông tư Số 152/2011/TT-BTC các đối tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường gồm có 8 loại hàng hóa, được chia thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1: Xăng, dầu, mỡ, bao gồm:

+ Xăng, trừ ethanol;

+ Nhiên liệu bay;

+ Dầu diesel;

+ Dầu hỏa;

+ Dầu mazut;

+ Dầu nhờn;

+ Mỡ nhờn.

Thuế bảo vệ môi trường trong hàng hóa được tính theo công thức nào? - Ảnh 1
Thuế bảo vệ môi trường sẽ thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng công nghệ sạch vào sản xuất, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường.

Nhóm 2: Than đá, bao gồm:

+ Than nâu;

+ Than an – tra –xít (antraxit);

+ Than mỡ;

+ Than đá khác;

Nhóm 3: Dung dịch hydro - chloro - fluoro – carbon (dung dịch HCFC)

Đối với dung dịch hydro - chloro - fluoro - carbon (ký hiệu là HCFC) là loại gas dùng làm môi chất sử dụng trong thiết bị lạnh và trong công nghiệp bán dẫn. 

Nhóm 4: Túi nilon thuộc diện chịu thuế

+ Túi nilon thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hoá và túi nilon đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

+ Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:

+ Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;

+ Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói;

+ Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.

Nhóm 5: Thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

Công thức tính thuế bảo vệ môi trường

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối.

Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:

- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

Công thức tính thuế bảo vệ môi trường:

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hoá

Theo công thức trên, số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế được xác định:

+ Hàng hóa sản xuất trong nước: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

+ Hàng hóa nhập khẩu: Số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

+ Hàng hóa là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu… Số lượng hàng hóa tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hóa tương ứng.

Theo đó, cách tính với nhóm hàng này như sau:

Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch tính thuế = Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho x Tỷ lệ % xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hóa thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thuế bảo vệ môi trường trong hàng hóa được tính theo công thức nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó nguy cơ cháy rừng
Tình trạng nắng nóng gay gắt dự báo diễn ra tháng 4-6/2024, nhiều địa phương cần chủ động phòng, chữa cháy rừng tại các khu vực có nguy cơ cao. Vừa qua Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp quốc gia.

Tin mới