Thứ sáu, 04/10/2024 06:14 (GMT+7)
Thứ ba, 21/02/2023 11:37 (GMT+7)

Thừa Thiên - Huế: Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023

Theo dõi KTMT trên

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành Kế hoạch tham gia hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023. Qua đó, địa phương này vận động người dân, doanh nghiệp tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 đến 21h30 thứ Bảy ngày 25/3.

Theo kế hoạch, các băng rôn tuyên truyền sẽ được treo tại các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và tại một số khu vực, tuyến đường chính. Công tác tuyên truyền về chiến dịch Giờ Trái đất tới phường, xã, tổ dân phố thông qua các tổ chức chính trị - xã hội để phát tờ rơi và qua hệ thống loa phát thanh của xã, phường.

Tiếp đó, tổ chức tắt đèn chiếu sáng công cộng, chiếu sáng quảng cáo tại một số khu vực công cộng, tuyến phố (trừ các đèn tại khu vực các bệnh viện, đèn tín hiệu giao thông, đèn chiếu sáng phục vụ bảo vệ an ninh tại các khu vực trọng yếu trên địa bàn tỉnh) từ 20h30 đến 21h30 thứ Bảy ngày 25/3. Đồng thời, vận động người dân, doanh nghiệp tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết.

Thừa Thiên - Huế: Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 - Ảnh 1
Tình nguyện viên phát decal nội dung tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp. Ảnh: PC Thừa Thiên - Huế

Chiến dịch Giờ Trái đất là một hoạt động mang ý nghĩa hết sức to lớn. Không chỉ dừng lại ở việc tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ mang tính biểu tượng mà qua đó, giúp cộng đồng nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Với nhiều hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện, năm 2022 sản lượng tiết kiệm điện toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế ước đạt 39.496.687 kWh, tương đương khoảng 73 tỷ đồng.

Để thực hiện tốt các hoạt động trên, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã giao các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện.

Hàng năm, chiến dịch Giờ Trái đất luôn được ngành điện Thừa Thiên - Huế tích cực hưởng ứng và duy trì đều đặn. Mỗi cá nhân đều ý thức được việc tự giác tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong thời gian diễn ra sự kiện; thực hiện kêu gọi, hưởng ứng và tranh thủ sự ủng hộ của khách hàng sử dụng điện trong chiến dịch Giờ trái đất.

Kế hoạch này nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường trong toàn xã hội, góp phần thúc đẩy việc thực thi Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025. Đồng thời, giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với sự kiện Giờ Trái đất 2023...

Giờ Trái đất là sáng kiến của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng trên toàn thế giới. Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam do Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) phát động ý tưởng đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của 63 tỉnh thành phố cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Tuấn Quỳnh

Bạn đang đọc bài viết Thừa Thiên - Huế: Hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Miền Tây mùa nước nổi
Từ tháng 9 đến tháng 11, khi ghé thăm vùng ĐBSCL du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm mùa nước nổi đặc trưng của miền Tây với hàng loạt hoạt động hấp dẫn, mang đến những kỷ niệm khó quên.
Phát triển xu hướng du lịch thuận thiên tại Trà Vinh
Với mục tiêu hướng đến bảo vệ môi trường tự nhiên và phát triển du lịch bền vững, Trà Vinh định hướng du lịch thuận thiên sẽ là chiến lược dài hạn, thúc đẩy kinh tế địa phương theo hướng bền vững và bảo tồn các giá trị văn hóa và môi trường sinh thái.
Ninh Thuận: Vinh danh 2 bảo vật quốc gia
Hai bảo vật quốc gia, Tượng thờ vua Pô Klong Garai và Bia Phước Thiện, sẽ được công nhận là di sản văn hóa tại Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.