Thế giới động vật từ trên cao
Động vật và thế giứi tự nhiên luôn là điều thú vị với chúng ta và đặc biệt hơn là qua mắt của các nhiếp ảnh gia thiên nhiên. Những bức ảnh động vật từ trên cao sẽ giúp chúng ta nhìn thế giới động vật độc đáo và mới lạ.
Cá voi là tên dùng chung để chỉ cho nhiều loài động vật thuộc bộ cá voi. Bộ này không bao gồm các loài cá heo mà chủ yếu sẽ là Cá voi trắng, cá nhà táng, cá voi xanh, cá voi lưng gù….. Chúng là những loài động vật có vú to lớn nhất đại dương và thuộc những chủng loài sống lâu nhất trong thế giới động vật muôn loài.
Mỗi lần di cư là đàn ngựa vằn sẽ đối mặt với nhiều thử thách nguy hiểm đến tính mạng. Hành trình di cư đầy sóng gió và những lần đối mặt 'tử thần' vẫn quyết không từ bỏ đồng loại của ngựa vằn.
Chim hồng hạc là một loại chim trong họ Phoenicopteridae. Bốn loài chim hồng hạc được phân phối trên khắp châu Mỹ, bao gồm vùng Caribbean và hai loài có nguồn gốc từ Châu Phi, Châu Á và Châu Âu.
Con voi là đối tượng của miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau trong văn hóa đại chúng, trong thần thoại và biểu tượng đặc biệt là ở châu Á và châu Phi nơi có sự hiện diện của chúng. Kể từ thời kỳ đồ đá, con voi đã được khắc họa bởi bức tranh khắc đá cổ trong hang động nghệ thuật.
Hoẵng châu Âu (Capreolus capreolus) (tiếng Anh: Roe Deer) là một loài động vật có vú guốc chẵn thuộc Họ Hươu nai. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758. Chúng có kích thước tương đối nhỏ, màu đỏ và nâu xám, thích nghi tốt với khí hậu lạnh. Loài này phổ biến ở châu Âu, từ Địa Trung Hải đến Scandinavia, từ Scotland đến Kavkaz, và phía đông đến miền bắc Iran và Iraq. Chúng khác với loài hoẵng Siberia lớn hơn một chút.
Nhắc đến lục địa Nam Cực hoang dã, mặc dù chưa từng đặt chân đến đây nhưng hầu như trong nhận thức của tất cả mọi người đều hình dung về cái lạnh lẽo bất tận và tuyết phủ trắng xóa quanh năm. Một nơi có thời tiết cực kỳ khắc nghiệt như vậy bất ngờ thay lại là vương quốc của các loài chim cánh cụt.
Sếu Châu Phi có tên khoa học là Balearica regulorum hay còn được gọi là “Sếu xám hoàng gia” là một loài sếu tuyệt đẹp. Chúng được gọi là Sếu Châu Phi do có nguồn gốc và phân bố chủ yếu ở lục địa đen, nhất là ở Kenya, Uganda và Nam Phi. Thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật như các loại hạt, cỏ, rau…
Hải cẩu xám là một loài động vật có vú trong họ Hải cẩu, bộ ăn thịt. Loài hải cẩu này được Fabricius mô tả năm 1791. Tại Đảo Anh và Ireland, hải cẩu xám sinh sản trong các đàn trên và xung quanh các bờ biển.
Lạc đà không bướu hay còn gọi là đà mã (danh pháp hai phần: Lama glama) là một loài động vật thuộc họ Camelidae ở Nam Mỹ. Lạc đà không bướu đã được nuôi lấy thịt và sức kéo bởi các nền văn hóa Andes từ thời kỳ tiền Colombo.
Với thân hình cao lớn, bồ nông có sải cánh rộng đến 3m, bay cao tới 3.000m trên dòng hải lưu. Từng xuất hiện trong một số thần thoại của Kito giáo, với chiếc mỏ dài nổi bật, bồ nông là một trong những hình ảnh quen thuộc trên biển. Nhưng không phải ai cũng biết đến những sự thật thú vị về loài chim độc đáo này.
Dưới góc máy của những nhiếp ảnh gia tài năng, các loài động vật hoang dã hiện lên đầy sức sống, vẻ đẹp và sức mạnh.
Nguyễn Linh (T/h)