Thứ năm, 25/04/2024 01:10 (GMT+7)
Thứ tư, 07/09/2022 10:24 (GMT+7)

Thanh Hóa: Người dân Nga Điền phải sử dụng nước mưa để sinh hoạt hàng ngày

Theo dõi KTMT trên

Theo chia sẻ của người dân xã Nga Điền, đã nhiều năm trôi qua nhưng chưa bao giờ họ đươc sử dụng nước sạch để phục vụ cuộc sống bởi tình trạng nước biển mặn xâm thực nặng nề vào đất liền khiến nguồn nước giếng khoan không còn đảm bảo để sử dụng.

Từ nhiều năm nay, nước sạch sinh hoạt luôn là vấn đề được người dân xã Nga Điền (Nga Sơn) quan tâm kiến nghị, phản ánh tại các diễn đàn tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh, huyện và xã.

Nga Điền là một trong số nhiều xã ven biển của huyện Nga Sơn - hiện có khoảng 800-900 hộ dân tại xã đến nay chưa có nước sạch sử dụng. Theo phản ánh của người dân nơi đây nguồn nước bị nhiễm phèn, mặn từ lâu. Để sinh hoạt hàng ngày, các hộ dân vừa phải xây bể chứa nước mưa, mua bình lọc nước, đồng thời đào thêm giếng khoan để tắm, giặt… hàng ngày.

Thanh Hóa: Người dân Nga Điền phải sử dụng nước mưa để sinh hoạt hàng ngày - Ảnh 1
Do thiếu nước sạch, nguồn nước giếng khoan bị nhiễm phèn, nhiều hộ dân phải mua thêm bình tích nước mưa. (Ảnh: Nguồn Internet)

Bà Cao Thị Điệp,  ở thôn 2, xã Nga Điền cho biết: “Tôi phải xây dựng 2 bể chứa lớn. Một bể là nước mưa, dành riêng cho nấu ăn và một bể vừa chứa nước giếng vừa chứa nước mưa dẫn từ mái nhà xuống dành riêng giặt giũ, tắm rửa, trường hợp trời nắng, không còn nước mưa, tôi phải đi mua nước sạch để nấu ăn, còn tắm giặt bằng nước giếng khoan. Tôi hy vọng trong thời gian tới, nhà máy nước sạch Bắc Nga Sơn sẽ xây dựng xong để cấp nước cho người dân”.

Cũng theo chia sẻ của ông Trần Văn Kiệm, thôn 2, xã Nga Điền, gia đình ông và 2-3 gia đình khác đã chung tiền nhau khoan một cái giếng, khi khoan xuống độ sâu 60-70m nhưng nước vẫn mặn, có phèn nên phải xây cái bể nhỏ chứa nước mưa để dùng dần.

Giải pháp ngăn chăn tình trạng xâm nhập mặn đất

Theo Ủy ban Nhân dân huyện Nga Sơn, địa phương có xã Nga Thái, xã Nga Điền, xã Nga Phú đã xuất hiện tình trạng nước biển mặn xâm thực , việc nước biển xâm thực mặn vào đất liền đã xảy ra từ gần 10 năm trước, hiện Ủy ban Nhân dân huyện đã xây dựng kế hoạch để ngăn chặn tình trạng nước nhiễm mặn trên địa bàn.

Ông Thịnh Văn Huyên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nga Sơn cho biết, tháng 9 hàng năm, Ủy ban Nhân dân huyện Nga Sơn đã xin Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đắp đập sông Càn để ngăn mặn, khi vào mùa khô thì tháo đập ra để đảm bảo tiêu thoát nước. Đồng thời, lấy nước từ sông Đáy và huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình về để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân trên địa bàn.

Thanh Hóa: Người dân Nga Điền phải sử dụng nước mưa để sinh hoạt hàng ngày - Ảnh 2
Nhà máy nước Bắc Nga Sơn, có tổng công suất thiết kế 8.000m3/ngày đêm, phục vụ cho 8 xã xung quanh, trong đó có Nga Điền vẫn chưa hoàn thành. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)

Bên cạnh đó, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nga Sơn Mai Văn Phổ chia sẻ, trên địa bàn Nga Sơn hiện có một nhà máy nước đi vào hoạt động và 2 dự án Nhà máy nước sạch đang thi công: Nhà máy nước sạch phía Nam (xây dựng tại xã Nga Thắng) có tổng công suất 9.000m3/ngày đêm, phục vụ nước sạch cho người dân 7 xã phía Nam của huyện và 2 xã thuộc huyện Hậu Lộc; Nhà máy nước sạch phía Bắc ( xã Nga Thiện) có tổng công suất thiết kế 8.000m3/ngày đêm, phục vụ cho các xã phía Bắc Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga An, Nga Giáp, Nga Thiện, Nga Thành, Nga Hải…

Đến nay, tiến độ thi công của nhà máy phía Bắc mới đạt 35%, còn nhà máy phía Nam đạt trên 80% khối lượng công trình. Các dự án nhà máy nước đang xây dựng, huyện Nga Sơn sẽ đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để công trình sớm đi vào hoạt động và cấp nước cho người dân.

Quỳnh Đinh

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Người dân Nga Điền phải sử dụng nước mưa để sinh hoạt hàng ngày. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thái Bình: Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa gạo bền vững
UBND tỉnh Thái Bình vừa có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố quan tâm một cách thiết thực, quản lý và sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất sản xuất lúa của địa phương không để lãng phí nguồn lực đất đai. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh lúa, gạo bền vững.
Khai thác du lịch bền vững Công viên địa chất Lạng Sơn
UBND tỉnh Lạng Sơn đã trình bộ hồ sơ lên UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, dự kiến cơ bản xong trước tháng 7/2024. Qua đó hướng tới mở cửa cho công chúng tham quan, khai thác phát triển du lịch bền vững.
Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.

Tin mới