Thứ sáu, 04/04/2025 10:04 (GMT+7)
Thứ bảy, 18/07/2020 16:30 (GMT+7)

Thanh Hóa: Đóng cửa mỏ khoáng sản sau khai thác để bảo vệ môi trường

Theo dõi KTMT trên

Để đảm bảo đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực sau khai thác khoáng sản và khu vực bị ảnh hưởng của hoạt động khai thác về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, đảm bảo an toàn và phục vụ các mục đích có lợi cho con người.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2712 và 2498/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ đất san lấp tại xã Xuân Khang, huyện Như Thanh của Công ty TNHH Vận tải và Xây dựng Huy Hoàng (Công ty Huy Hoàng) và mỏ đất ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành của Công ty cổ phần Đầu tư Xuân Thịnh (Công ty Xuân Thịnh).

Với mục đích để quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao lại đất cho nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. Đảm bảo đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực sau khai thác khoáng sản và khu vực bị ảnh hưởng của hoạt động khai thác về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu đạt các tiêu chuẩn quy định về môi trường.

Thanh Hóa: Đóng cửa mỏ khoáng sản sau khai thác để bảo vệ môi trường - Ảnh 1
Đóng cửa mỏ khoáng sản sau khai thác để đưa mỏ về trạng thái an toàn.

Khu vực đóng cửa mỏ ở xã Xuân Khang có diện tích 10.000 m², được xác định tại trích lục bản đồ kèm theo Giấy phép số 53/GP-UBND ngày 08/02/2018 của Công ty Huy Hoàng. Tại xã Thạch Cẩm, khu vực đóng cửa mỏ của Công ty Xuân Thịnh có diện tích 19.141 m² theo Giấy phép số 27/GP-UBND ngày 23/01/2018.

Việc cải tạo, phục hồi môi trường gồm tạo mái dốc các moong khai thác để đưa mỏ về trạng thái an toàn; san gạt mặt bằng phần diện tích đã khai thác và trồng cây keo lai trên phần diện tích san gạt. Sửa chữa các khu vực bị ảnh hưởng do quá trình khai thác (đường giao thông, hệ thống thoát nước...). Thời gian thực hiện: Đối với mỏ của Công ty Huy Hoàng là 35 ngày; mỏ Công ty Xuân Thịnh là 160 ngày.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Công ty Huy Hoàng và Công ty Xuân Thịnh phải thực hiện đúng tiến độ theo đề án đóng cửa mỏ được phê duyệt và phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Thạch Thành và Như Thanh trong quá trình thực hiện phải bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện đề án đóng cửa mỏ theo quy định. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng việc đóng cửa mỏ để khai thác khoáng sản trái phép và không được vận chuyển khoáng sản ra khỏi khu vực mỏ trong quá trình thực hiện Đề án đóng cửa mỏ.

Sau khi hoàn thành công tác cải tạo, phục hồi môi trường khu vực mỏ phải báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa để nghiệm thu kết quả thực hiện Đề án đóng cửa mỏ theo đúng quy định của pháp luật.

Thu Thủy

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Đóng cửa mỏ khoáng sản sau khai thác để bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Tin mới