Thứ năm, 12/12/2024 07:29 (GMT+7)
Thứ sáu, 06/12/2024 06:18 (GMT+7)

Thách thức và cơ hội từ CEAP với doanh nghiệp Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Kế hoạch nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP) mang tới những thách thức đối với doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên thực hiện các tiêu chuẩn xanh cũng là cơ hội để doanh nghiệp thay đổi và phát triển.

CEAP là gì?

Thách thức và cơ hội từ CEAP với doanh nghiệp Việt Nam - Ảnh 1

EU đã triển khai Kế hoạch hành động về nền kinh tế tuần hoàn (Circular economy action plan - CEAP) như một phần của Thỏa thuận Xanh Châu Âu nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu cấp bách như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, chất thải và ô nhiễm.

Với CEAP, EU đặt mục tiêu sớm chấm dứt mô hình kinh doanh công nghệ và thời trang với các sản phẩm có “vòng đời ngắn” và nền kinh tế ‘tạo rác’ ở châu Âu.

Kế hoạch này chỉ rõ cần tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn theo 4 khâu/giai đoạn của vòng đời sản phẩm gồm:

  • Sản xuất (production) trong đó đặc biệt chú ý tới khâu thiết kế;
  • Tiêu dùng (consumption);
  • Quản lý chất thải (waste management);
  • Biến chất thải trở lại thành tài nguyên (secondary rawmaterials).

Tóm tắt các hành động liên quan của Ủy ban châu Âu để thực hiện CEAP

Các hành động thực hiện liên quan

Thời hạn

Các lĩnh vực bị tác động

Lồng ghép các mục tiêu kinh tế tuần hoàn trong các hiệp định thương mại tự do, trong các quy trình và thỏa thuận song phương khu vực và đa phương và trong các công cụ tài trợ chính sách đối ngoại của EU

2020

Tất cả

Lồng ghép các mục tiêu của nền kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh các quy định về báo cáo phi tài chính và các sáng kiến về quản trị doanh nghiệp bền vững và kế toán môi trường

2021

Tất cả

Đề xuất quy định về chứng minh công bố xanh

Proposal for a regulation on substantiating green claims

Quý 2 2021

Tất cả

Chiến lược của EU về Dệt may

EU Strategy for Textiles

Quý 3 2021

May mặc, hàng dệt gia dụng

Đề xuất một chỉ thị về giảm (vượt quá) bao bì và chất thải bao bì

Proposal for a directive on reducing (over) packaging packaging and packaging packaging waste

Quý 4 2021

Tất cả

Đề xuất một chỉ thị về sáng kiến chính sách sản phẩm bền vững

Proposal for a directive on sustainable product policy initiative

May mặc, hàng dệt gia dụng

Nguồn: Bản tóm tắt của Profundo dựa trên tài liệu tham khảo của Ủy ban châu Âu về việc thực hiện CEAP và các thông báo khác của Ủy ban châu Âu

Mô hình này của EU sẽ ngăn chặn, loại bỏ chất thải và ô nhiễm sinh ra trong quá trình sản xuất bằng cách đảm bảo các sản phẩm lưu thông trên thị trường các nước EU có thể tái sử dụng, tái chế và sửa chữa được. Bằng cách chuyển đổi thiết kế, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà không tạo ra chất thải để các sản phẩm và vật liệu đạt tới giá trị cao nhất của chúng, và góp phần tái tạo thiên nhiên.

Tác động tới doanh nghiệp Việt

Thách thức và cơ hội từ CEAP với doanh nghiệp Việt Nam - Ảnh 2
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng bởi CEAP. Ảnh minh họa

Các quy định của EU trong CEAP sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam. Những sản phẩm không đáp ứng được những tiêu chuẩn của EU như liên quan đến hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số,… có khả năng sẽ không thể thâm nhập được vào thị trường EU, không được thông quan.

Ông Đỗ Hữu Hưng - Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, để đáp ứng được những quy định liên quan đến CEAP thì các doanh nghiệp sẽ phải đầu tư sản xuất, sẽ phải thay đổi quy trình sản xuất, quy trình quản lý; chi phí đầu tư tăng cũng có thể khiến chi phí, giá thành sản phẩm sẽ tăng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh. Đây là những thách thức lớn đối với các DN trong nhiều lĩnh vực, nhưng những quy định này cũng có thể tạo ra một số cơ hội nhất định.

Ví dụ ở châu Âu, doanh nghiệp có thể sẽ có những tệp khách hàng mới. Bởi trước khi những quy định CEAP của châu Âu có hiệu lực thì bản thân người châu Âu đã có xu hướng tiêu dùng bền vững. Một bộ phận đã có xu hướng nhận thức cao về bảo vệ môi trường, ưu tiên những sản phẩm bảo vệ môi trường. “Chính vì thế, nếu doanh nghiệp của chúng ta có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn như thế thì có thể sẽ tiếp cận được những đối tượng khách hàng mới” - ông Hưng nói.

Bên cạnh đó, ông Hưng cho rằng, mặc dù chi phí đầu tư sản xuất để thay đổi nhằm đáp ứng được những tiêu chuẩn châu Âu ban đầu có thể cao, nhưng khi các doanh nghiệp đã có được chiến lược đầu tư bài bản sẽ thu được những hiệu suất kinh doanh sản xuất tốt hơn thì cũng sẽ giảm được chi phí về lâu dài.

TS. Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, thực chất kinh tế tuần hoàn là việc làm rất hiệu quả nhưng lâu nay doanh nghiệp thường sản xuất theo cách truyền thống và không để ý những việc cần phải làm để hướng đến quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn. “Tôi nghĩ nếu doanh nghiệp nào làm được tốt những quy trình hoặc những giải pháp kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp đấy sẽ đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh tốt hơn. Vì kinh tế tuần hoàn là tiết kiệm được nguyên liệu đầu vào, tiết kiệm được năng lượng, kéo dài được vòng đời sản phẩm, giảm thiểu được chất thải… Đấy là những hiệu quả chính cho doanh nghiệp và sau đó cho xã hội, bớt đi gánh nặng về xử lý những vấn đề môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo các chuyên gia, việc sớm triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ và việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thích ứng với Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn của EU không chỉ giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU, sau đó mở rộng sang các thị trường lớn, trọng điểm khác.

Vì vậy, các cơ quan quản lý cần phải hành động càng sớm càng tốt, có những hướng dẫn thống nhất và đánh giá phù hợp, có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể, để hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không đánh mất lợi thế và bị loại khỏi chuỗi giá trị toàn cầu.

Về phần mình, các doanh nghiệp cần phải chủ động thay đổi tư duy, chủ động chuyển đổi sản xuất theo hướng tuần hoàn, bền vững. Thích ứng tốt với Chiến lược Thỏa thuận Xanh châu Âu nói chung và Kế hoạch hành động về kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP) giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa những lợi ích từ các hiệp định của Việt Nam với EU.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết Thách thức và cơ hội từ CEAP với doanh nghiệp Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới