Năm 2025, UBND tỉnh Hải Dương xây dựng kịch bản chi tiết điều hành kinh tế - xã hội theo từng quý, có kịch bản cho từng lĩnh vực từ đầu tư công và thu ngân sách. Đây là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Năm 2025, tỉnh Nam Định chủ trương thực hiện các giải pháp đồng bộ, trọng tâm để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.
Tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu phát triển các khu công nghiệp không chỉ phục vụ tăng trưởng kinh tế mà còn đáp ứng các tiêu chí bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững. Nơi đây đang là "bến đỗ" đầu tư các dự án xanh của nhiều doanh nghiệp.
Năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tạo nên những “con số” ấn tượng trong bức tranh kinh tế - xã hội khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 13,85%, dẫn đầu cả nước. Trước đó, năm 2023 tỉnh này cũng dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là những yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế - xã hội đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường. Việt Nam cũng xác định đây là lựa chọn chiến lược, là động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Ngoài việc 99,93% người dân trên địa bàn huyện hài lòng thì mới đây Hội đồng thẩm định Trung ương cũng đã tổ chức hội nghị và đi đến thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao.
Trong 9 tháng năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và đạt nhiều kết quả tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh này trong 9 tháng ước tăng 10,89% so với cùng kỳ năm 2023 và đứng thứ 4 cả nước.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn nhưng mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức 6,82%, lạm phát nằm trong tầm kiểm soát, ngành công nghiệp và xuất khẩu phục hồi tốt.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bão số 3 gây thiệt hại ước tính khoảng 81,5 nghìn tỷ đồng, làm giảm khoảng 0,15% tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Vượt qua những khó khăn, Việt Nam tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho những tháng còn lại của năm.
Trên cơ sở kết quả tăng trưởng GDP quý III, 9 tháng, dự báo cả năm, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT kiến nghị phấn đấu tăng trưởng quý IV khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%.
Kinh tế tỉnh Nam Định 9 tháng năm 2024 tăng trưởng 9,35% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng giữ vai trò động lực tăng trưởng với mức đóng góp 5,90 điểm phần trăm.
Trong tháng 9/2024, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 nên nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP.Hải Phòng bị ngừng trệ. Hiện nay, một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của thành phố này vẫn thấp so với kế hoạch đề ra.
Với những chương trình đột phá táo bạo, Long An đã và đang tạo ra những bước ngoặt với các chương trình trọng điểm, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế địa phương.
Trong 8 tháng đầu năm 2024, Tây Ninh dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế trong vùng Đông Nam Bộ. Ngành du lịch của tỉnh ước đạt 3,9 triệu lượt khách, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
Từ năm 2019 đến nay, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.