Thứ bảy, 06/07/2024 00:01 (GMT+7)
Thứ tư, 03/07/2024 14:36 (GMT+7)

UOB: Đà tăng trưởng kinh tế có thể sẽ giảm bớt trong nửa đầu năm 2024

Theo dõi KTMT trên

Ngân hàng UOB cho rằng, đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong có thể sẽ giảm bớt so với mức tăng tích cực ở nửa đầu năm 2024.

Trong báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý II/2024 vừa được phận nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu của Ngân hàng UOB công bố, cho biết, tăng trưởng GDP thực tế quý II đã vượt dự báo của tổ chức này, đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với quý I, tổng cộng nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,42% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay, vượt xa mức 3,84% trong nửa đầu năm 2023.

Theo nhận định của UOB, kết quả khả quan này mở ra tín hiệu tích cực cho thời gian còn lại của năm nay sau năm 2023 đầy thử thách.

UOB: Đà tăng trưởng kinh tế có thể sẽ giảm bớt trong nửa đầu năm 2024 - Ảnh 1
Đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể chậm lại trong nửa cuối năm 2024.

Cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tiếp tục hỗ trợ phần lớn hoạt động kinh doanh, trong khi hoạt động ngoại thương vẫn duy trì tốc độ mạnh mẽ trong quý II/2024. Sự gia tăng doanh số ngành hàng bán dẫn kể từ giữa năm 2023 cho thấy động lực này có thể sẽ tiếp tục hơn nữa trong 1-2 quý tới.

Với kết quả hoạt động trong quý II/2024 cao hơn kỳ vọng của thị trường đã tạo ra tín hiệu tích cực, triển vọng cho năm 2024 vẫn tươi sáng.

Tuy nhiên, UOB lưu ý rằng, nửa cuối năm nay có thể sẽ chứng kiến hiệu quả hoạt động tăng chậm hơn, do đối chiếu với số liệu cơ sở cao hơn trong nửa cuối năm 2023 cũng như những rủi ro vẫn còn hiện hữu, bao gồm xung đột giữa Nga và Ukrain và xung đột ở Trung Đông có thể làm gián đoạn hoạt động thương mại và các thị trường năng lượng toàn cầu.

Tuy vậy, UOB cho rằng, sự phục hồi nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á cũng như khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn sẽ là các yếu tố hỗ trợ cho triển vọng của Việt Nam.

“Chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Việt Nam là 6% cho năm 2024, so với mục tiêu tăng trưởng từ Chính phủ là 6-6,5%”, UOB dự báo.

Về lạm phát, sự phục hồi của chi tiêu trong nước đã gây áp lực lên giá tiêu dùng, khiến chỉ số CPI toàn phần của Việt Nam tăng trong quý thứ 5 liên tiếp, lên 4,39% so với cùng kỳ trong quý II/2024 (3,77% trong quý quý I/2024), tiến gần đến ngưỡng trên của Ngân hàng Nhà nước là 4,5%.

Trái ngược với lạm phát toàn phần, CPI cơ bản (trừ thực phẩm, năng lượng và hàng hóa do các cơ quan Nhà nước quản lý như giáo dục và dịch vụ y tế) đã giảm tốc trong 5 quý xuống còn 2,69%.

Các chuyên gia phân tích nhận định rằng, trong tương lai, một yếu tố có thể tác động đến lạm phát là kế hoạch tăng lương tối thiểu 6% kể từ tháng 1/7, mức tăng lớn hơn một chút so với mức 5,88% vào tháng 7/2022. Trước đó, lương tối thiểu cũng đã tăng lần lượt 7,3%, 6,5% và 5,3% vào các năm 2017, 2018 và 2019.

Về đà mất giá gần đây của tiền Đồng, UOB cho rằng, sự mất giá gần đây của VND so vơi USD mạnh lên và tỷ lệ lạm phát gia tăng có thể khiến Ngân hàng Nhà nước thận trọng trong mọi thay đổi về lãi suất chính sách.

UOB lưu ý rằng, với đà tăng trưởng hiện tại có thể sẽ giảm bớt trong nửa cuối năm 2024, Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,5%.

"Với việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu đi trước một bước bằng việc hạ lãi suất trong tháng 6 và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể bắt đầu nới lỏng lập trường chính sách trong nửa cuối năm, điều này có thể mở ra cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước đi theo xu hướng chung. Hiện tại, thay vì tiếp tục hạ lãi suất, Chính phủ đang tiếp tục tập trung vào các biện pháp phi lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế" UOB đánh giá.

H.A

Bạn đang đọc bài viết UOB: Đà tăng trưởng kinh tế có thể sẽ giảm bớt trong nửa đầu năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đón khách Ấn Độ: Hiểu đúng để phục vụ tốt hơn
Những năm gần đây, Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách Ấn Độ. Tuy nhiên, để đón và phục vụ thị trường khách này không phải dễ nhưng nếu hiểu được sẽ giúp các doanh nghiệp du lịch, lữ hành phục vụ thị trường khách này tốt hơn.

Tin mới