Thứ sáu, 29/03/2024 16:53 (GMT+7)
Thứ hai, 05/12/2022 08:24 (GMT+7)

Tầm nhìn phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nhằm tạo ra giá trị bền vững, xây dựng nền kinh tế Việt Nam thân thiện với môi trường. Nông nghiệp tuần hoàn là một phần trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp.

Khái niệm nông nghiệp tuần hoàn còn khá xa lạ với Việt Nam tùy rằng mô hình này đã được chúng ta áp dụng từ nhiều năm trước mang lại hiệu quả nhất định nhưng đến nay không được nhân rộng. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành nông nghiệp có nhiều sự thay đổi, quy mô chăn nuôi, trồng trọt lớn hơn, thiết bị kỹ thuật hiện đại hơn, phương pháp canh tác, chăn nuôi cũng ngày càng đa dạng phong phú. 

Cấp thiết đổi mới mô hình nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo Bộ NN&PTNT, sản xuất nông, lâm, thủy sản 9 tháng năm 2022 tiếp tục đạt được kết quả khả quan. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 9 tháng năm 2022 ước đạt 40,79 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu gạo Việt Nam đứng thứ 2 thế giới. Sản phẩm ngành nông nghiệp không chỉ góp phần ổn định an ninh lương thực trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều thị trường và mang lại lợi nhuận kinh tế cao. 

Tầm nhìn phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam - Ảnh 1
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam. 

Thực chất, kinh tế tuần hoàn đã được áp dụng trong nông nghiệp Việt Nam từ sớm. Một trong những ví dụ nổi bật nhất là mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC). Mô hình VAC bắt đầu xuất hiện từ những thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX. Mô hình này là sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi theo dạng chuỗi thức ăn, sau này đến sau năm 2000 bổ sung thêm thu hồi khí từ chất thải vật nuôi dạng hầm Biogas.

VAC là mô hình thâm canh sinh học cao, tạo nên một hệ thống canh tác tổng thể, tận dụng hiệu quả tài nguyên về đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời nhằm giúp người nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp, đồng thời góp phần làm giảm thiểu tối đa những vấn đề về ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh.

Mô hình này đã mang lại nhiều thành công ở Việt Nam tuy nhiên chưa mang lại tiếng vang quá lớn hay những thay đổi toàn diện trong ngành nông nghiệp. Chia sẻ với phóng viên, TS Hạ Thúy Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Mô hình VAC chúng tôi đánh giá là khá thành công. Bởi vì thời điểm đó, mô hình đã giúp phối hợp chăn nuôi, trồng trọt đảm bảo mang lại lợi ích kinh tế cho bà con nông dân và bảo vệ môi trường. Với quy mô nông hộ trước đây thì mô hình này hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay quy mô của các trang trại chăn nuôi ngày càng lớn, các cơ sở trồng trọt cũng được mở rộng thì cần có nhiều mô hình nông nghiệp tuần hoàn mới hơn”. 

Nông nghiệp tuần hoàn đang dần phát triển tại Việt Nam

Hiện nay, phương pháp canh tác - chăn nuôi tại Việt Nam có nhiều cải tiến. Từ một số mô hình quen thuộc như cá - lúa, bò - ngô, tôm - lúa,... có thể thấy những biểu hiện rõ hơn của nông nghiệp tuần hoàn. 

Tầm nhìn phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam - Ảnh 2
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại một vườn dưa lưới. Ảnh: TTXVN

Tại Hà Tĩnh, mô hình bò - ngô (trồng ngô kết hợp với nuôi bò sữa) được áp dụng từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 với sự tham gia của 80 hộ nông trên tổng 10ha. Đây là mô hình liên kết các hộ trồng ngô trong vụ Đông năm 2014 trên đất đồi và đất lúa kém hiệu quả. Sản phẩm: thân lá ngô, bắp được liên kết với Công ty chăn nuôi bò sữa Đồng Minh Nguyên mua sử dụng chế biến làm thức ăn cho bò sữa. Mỗi ha thu được từ 45 - 50 triệu đồng.

Mô hình tôm - lúa cũng đã được áp dụng tại huyện Thạnh Phú, giúp bà con nông dân thu được lợi nhuận gấm 2-3 lần so với mô hình canh tác truyền thống. Năm 2022, toàn huyện có 6000 ha sản xuất theo mô hình tôm - lúa. Với mô hình này, sau khi đã thu hoạch lúa, nước lên gây ngập lụt. Người dân tận dụng điều kiện tự nhiên cùng với những gốc lúa, đọt lúa còn sót lại làm thức ăn cho tôm. Nhiều hộ gia đình thu về hơn 100 triệu đồng trên 8 đọt ruộng. 

TS Hạ Thúy Hạnh đánh giá: “Hiện nay, nhiều bà con nông dân đã và đang thực hiện rất tốt nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất của hộ gia đình mình. Song song với đó, nhiều địa phương cũng đã cung cấp thêm nhiều giải pháp kỹ thuật cho bà con. Bà con nông dân hoàn toàn có thể nhận được sự tư vấn từ các cán bộ khuyến nông địa phương để lựa chọn giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện của nông hộ nhà mình”.

Hỗ trợ bà con nông dân vận dụng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn trong sản xuất đem đến những lợi nhuận cao, các nhóm khuyến nông cộng đồng đã được xây dựng và phát triển tại các địa phương, tư vấn cho bà con nông dân những mô hình kinh doanh mới phù hợp. Đặc biệt, những nhóm này cũng sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong ngành nông nghiệp tại địa phương - Phó Giám đốc Hạnh chia sẻ. 

Với vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân, áp dụng nông nghiệp tuần hoàn là cần thiết, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam. Theo bà Hạnh, nhiều người cho rằng người nông dân cần hỗ trợ kinh phí để thực hiện các mô hình nông nghiệp tuần hoàn nhưng đây là quan điểm sai lầm. Người dân cần sự hỗ trợ về kỹ thuật và kiến thức nhiều hơn là tài chính. Trung tâm khuyến nông quốc gia đang tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ bà con nông dân tại các địa phương để có thể giúp mỗi hộ nông lựa chọn kỹ thuật phù hợp nhất.

Ngày 7 tháng 6 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việ Nam. Quyết định này, quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có nhiệm vụ:

Hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành, phát triển các mô hình KTTH trong nông nghiệp, phát triển nông thôn. Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực tái chế, tái sử dụng phụ, phế phẩm nông nghiệp. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý phụ, phế phẩm trong nông nghiệp, đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong xử lý phế phẩm nông nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án áp dụng KTTH trong phát triển các chuỗi giá trị nông sản chủ lực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước, vật tư đầu vào nhằm giảm suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

- Thúc đẩy sự tham gia của các khu vực tư nhân, các tổ chức, từng hộ nông dân vào chuỗi giá trị nông sản tuần hoàn; Các mô hình tăng cường sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên (đất, nước, thủy hải sản).

- Tiếp tục xây dựng và triển khai Chương trình nông nghiệp xanh, phát triển bền vững, KTTH trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nghiên cứu đề xuất triển khai chương trình mỗi xã nông thôn mới một mô hình KTTH (viết tắt là OCOC).

Linh Chi

Bạn đang đọc bài viết Tầm nhìn phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TKV phủ xanh bãi thải mỏ với 2.000 ha cây xanh
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ tăng tốc thực hiện 'Xanh hóa môi trường khai thác mỏ', xây dựng tiêu chí 'Nhà máy trong công viên'. TKV đã trồng hơn 2.000 ha cây xanh trên bãi thải mỏ và riêng vùng Quảng Ninh trên 1.800 ha.
Trụ sở Techcombank đạt chứng nhận LEED Vàng về công trình xanh
Trụ sở Techcombank số 6 Quang Trung, Hà Nội và tòa nhà hội sở 23 Lê Duẩn, TP.HCM vừa được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) trao chứng chỉ LEED Vàng. Để đạt được tiêu chuẩn này các công trình phải đáp ứng được 9 tiêu chí khắt khe nhất của USGBC.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.