Thứ sáu, 04/07/2025 05:19 (GMT+7)
Thứ ba, 21/07/2020 11:02 (GMT+7)

Tại sao dành 2 phút mỗi ngày có thể cứu thế giới khỏi rác nhựa?

Theo dõi KTMT trên

Dành 2 phút đưa mỗi mảnh nhựa ra khỏi môi trường biển, hay bất cứ môi trường nào, là mảnh ấy sẽ không đi tiếp để giết hại các sinh vật khác.

No more plastic (tác giả Martin Dorey, dịch giả: Quỳnh Chi, NXB Thế giới và Nhã Nam phát hành) cho thấy nhựa đang đe dọa cuộc sống của con người và Trái Đất ra sao. Tác giả cũng đưa ra những chỉ dẫn để bạn đọc có thể dành ra 2 phút mỗi ngày để bảo vệ môi trường sống.

Được sự đồng ý của Nhã Nam - đơn vị giữ bản quyền tiếng Việt cuốn sách - Zing trích đăng một phần nội dung tác phẩm.

Nhựa đi ra biển theo nhiều con đường. Nó trôi theo sông ngòi từ các thành phố, thổi từ đất liền ra biển, bị rơi hoặc thả từ các tàu biển.

Nhựa biển đến từ đâu?

Một chai nhựa được quẳng đi từ xe ô tô hoặc bỏ lại trên đường phố có thể tìm đường ra biển nhờ cống thoát nước mưa. Một số vật liệu nhựa đi theo hệ thống nước thải - dụng cụ đặt băng vệ sinh dạng nút và các que tăm bông chẳng hạn - khi chúng bị xả từ những toa lét cách biển hàng cây số.

Một số lại bị cuốn đi từ các boong tàu, từ các container chở hàng bị bật mở và đổ các thứ bên trong ra. Một số lại bị rơi từ các tàu đánh cá hoặc trôi ra từ bãi rác.

Những loại nhựa khác - vật liệu nhựa thô ở dạng viên nhỏ - vô tình thất thoát khỏi các nhà máy sản xuất nhựa.

Người ta rất dễ đổ việc nhựa trôi nổi ngoài biển là lỗi của người khác. Một số người lập luận rằng nhựa đến từ châu Á, hoặc vận chuyển đường biển, hoặc Mỹ (rất nhiều rác tìm thấy ở các bãi biển Tây Nam Vương quốc Anh đã vượt Đại Tây Dương trên hải lưu Gulf Stream) hoặc những kẻ cẩu thả đã để lại nhựa trên bãi biển; vì thế, họ chẳng liên quan gì.

Nhưng sự thật cơ bản là 100% rác nhựa ở biển đến từ chúng ta. Chúng ta là con người và con người thì tạo ra nhựa.

Nó là của chúng ta. Và chúng ta phải dọn dẹp nó.

Điều bạn có thể làm bây giờ:

Hãy dành vài phút đi quanh siêu thị gần nơi bạn ở. Đọc thông tin trên bao bì. Nếu nó nói “hiện chưa tái chế được” thì đừng mua sản phẩm đó nữa.

Tại sao dành 2 phút mỗi ngày có thể cứu thế giới khỏi rác nhựa? - Ảnh 1
Rác thải nhựa xâm chiếm đảo Cocos, Australia. (Ảnh: Justdial)

Tại sao chiến dịch 2 phút lại quan trọng?

Vấn đề nhựa biển thật đáng ngại phải không nào? Thật dễ cảm thấy vô vọng khi phải đối diện với quá nhiều rác nhựa - khoảng 8 triệu tấn - đang tìm đường ra biển mỗi năm.

Bạn có thể làm điều gì để tạo ra sự khác biệt?

Điều cần ghi nhớ ở đây là mọi thứ bạn làm sẽ ảnh hưởng đến thế giới theo cách nào đó.

Chúng tôi luôn nói với bất cứ ai từng thực hiện #2phútlàmsạchbãibiển là việc này rất quan trọng vì mỗi mảnh nhựa được đưa ra khỏi môi trường biển, hay bất cứ môi trường nào, là một mảnh sẽ không đi tiếp để giết hại các sinh vật khác.

Rốt cuộc nó sẽ không rơi vào dạ dày của một con cá voi hay quấn nghẹn một con chim biển nào đó. Và nó sẽ không trở thành hàng nghìn mảnh vi nhựa độc hại.

Mọi thứ bạn làm đều có ảnh hưởng. Mọi món đồ nhựa sử dụng một lần mà bạn từ chối rồi sẽ không ra biển. Mọi chữ bạn viết sẽ được chú ý. Mọi sự phản đối của bạn sẽ được lắng nghe ở đâu đó.

Tất cả những hành động đó sẽ dồn lại. Đó là lý do tại sao tôi biết chúng ta có thể thay đổi thế giới, 2 phút mỗi lần.

Trích sách

Bạn đang đọc bài viết Tại sao dành 2 phút mỗi ngày có thể cứu thế giới khỏi rác nhựa?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thách thức Net Zezo khi CO² vượt ngưỡng báo động
Theo dữ liệu công bố từ Viện Hải dương học Scripps và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), nồng độ khí CO² trung bình trong khí quyển tháng 5/2025 đã chính thức vượt ngưỡng báo động 430 phần triệu (ppm).

Tin mới

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
Định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với địa phương.
Bình Liêu và hành trình xanh hóa vùng biên cương
Bình Liêu đang từng bước khẳng định vị thế của mình, là điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Hành trình xanh hóa vùng biên cương được triển khai nhiều năm trở lại đây đã mang lại hiệu quả phát triển kinh tế bền vững.