Thứ sáu, 26/04/2024 03:54 (GMT+7)
Thứ bảy, 18/12/2021 11:00 (GMT+7)

Sông băng Thwaites 'đột ngột biến mất'

Theo dõi KTMT trên

Sông băng Thwaites ở Nam Cực có kích thước khổng lồ, tương đương diện tích nước Anh đang tan chảy với tốc độ kỷ lục khiến mực nước biển dâng cao. Cũng vì ảnh hưởng lớn, nhiều người đặt cho Thwaites biệt danh "sông băng ngày tận thế".

Sông băng Thwaites tăng tốc tan chảy

Sông băng Thwaites ở Nam Cực có kích thước khổng lồ, tương đương diện tích nước Anh. Từ lâu các nhà khoa học đã theo dõi sát sao từng thay đổi của sông băng này.

Hiện tại, sông băng Thwaites tan chảy gây ra khoảng 4% mực nước biển toàn cầu dâng hàng năm, đổ ra biển khoảng 50 tỷ tấn băng mỗi năm.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết quá trình tan chảy đang có xu hướng tăng tốc và cảnh báo rằng Trái Đất có thể thấy "những thay đổi đáng kể" chỉ trong một vài năm tới.

Sông băng Thwaites 'đột ngột biến mất' - Ảnh 1
Quá trình tan chảy đang có xu hướng tăng tốc. (Ảnh minh họa)

Giáo sư Ted Scambos, điều phối viên chính của Mỹ cho dự án hợp tác quốc tế về sông băng Thwaites cho biết: "Sẽ có sự thay đổi đáng kể ở phía trước sông băng trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Cả hai nghiên cứu đã công bố và chưa công bố đều chỉ ra ở hướng đó. Điều này sẽ đẩy nhanh tốc độ tan chảy của Thwaites nhanh hơn và mở rộng phần nguy hiểm của sông băng".

Trong 3 thập kỷ qua, tốc độ dòng chảy của sông băng Thwaites đã tăng gấp đôi. Nước ấm lan dần xuống dưới thềm băng của Thwaite và làm tan chảy từ bên dưới.

Nước ấm khiến băng yếu đi và nếu sông băng tan chảy hoàn toàn, nó có thể làm mực nước biển dâng lên 65 cm.

Ted Scambos cho rằng, Thwaites là sông băng rộng nhất trên thế giới. Tốc độ tan chảy của nó đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua. Theo Ted Scambos, "toàn bộ sông băng chứa đủ nước mà khi tan ra nâng mực nước biển lên hơn 0,6 m. Thậm chí có thể dẫn đến mực nước biển dâng cao hơn nữa, lên tới 3 mét, nếu nó kéo theo các sông băng xung quanh tan chảy".

Tiến sĩ Erin Pettit từ Đại học Bang Oregon đã so sánh sông băng với kính chắn gió ô tô. Bà giải thích: "Tôi hình dung sông băng hơi giống với cửa kính ô tô, khi có một vài vết nứt và đang từ từ lan rộng, sau đó đột nhiên toàn bộ bắt đầu vỡ tan theo mọi hướng. Chúng ta không thể đảo ngược sự gia tăng mực nước biển, vì vậy cần phải xem xét cách giảm thiểu và bảo vệ các cộng đồng ven biển ngay bây giờ".

Trước đó, hồ nước lớn, sâu, phủ đầy băng ở Nam Cực "đột ngột" biến mất trong ảnh chụp từ vệ tinh khiến các nhà khoa học lo lắng.

Điều gì sẽ xảy ra khi sông băng Thwaites tan chảy?

Sự tan chảy của sông băng Thwaites có thể khiến mực mước biển dâng lên 0,61 m. Sông băng này sẽ tan chảy hoàn toàn trong khoảng 200 năm nữa.

Mực nước biển dâng cao sẽ tàn phá các thành phố ven biển. Trong một cơn bão lớn, mực nước biển có thể dâng lên 0,45 m kết hợp với triều cường gây thiệt hại khoảng 3,5 nghìn tỷ USD cho Miami, Mỹ và 4,8 triệu người ở đây sẽ bị đe dọa về tính mạng.

Sông băng Thwaites 'đột ngột biến mất' - Ảnh 2
Sông Thwaites tan chảy sẽ gây bất ổn, phá hoại nhiều thứ ở Tây Nam Cực. (Ảnh minh họa)

"Mực nước biển toàn cầu sẽ dâng tương đương như mực nước dâng trong cơn bão Sandy", Richard Alley thuộc Đại học Bang Pennsylvania cho biết.

Sông Thwaites tan chảy sẽ gây bất ổn, phá hoại nhiều thứ ở Tây Nam Cực. Số lượng băng phát tán vào đại dương của khu vực này ở Tây Nam Cực và đảo Greenland là ngang bằng nhau. Góp phần đáng kể vào hiện tượng mực nước biển toàn cầu dâng cao.

Hiện tượng này sẽ chỉ gia tăng chứ không suy giảm. Tất cả băng ở biển Amundsen của Tây Nam Cực tan chảy sẽ làm mực nước biển toàn cầu dâng lên khoảng 1,2 m. Nếu mực nước biển dâng lên 3,65 m thì 73% Miami, 22% thành phố New York, 20% Los Angeles sẽ bị ngập lụt. Những con số này chưa tính tới mực nước biển dâng do các nguồn ngoài băng như giãn nở nhiệt đại dương, khi nước biển nóng lên nó sẽ tăng thể tích. Từ năm 1993 tới năm 2010, mỗi năm mực nước biển dâng lên 1,1 mm do giãn nở nhiệt, 0,27 mm do băng ở Nam Cực tan.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Sông băng Thwaites 'đột ngột biến mất'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới