Thứ sáu, 19/04/2024 16:24 (GMT+7)
Thứ sáu, 01/10/2021 11:09 (GMT+7)

Singapore: Biến vỏ sầu riêng thành băng keo bảo vệ môi trường

Theo dõi KTMT trên

Hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) tại Singapore đã biến đổi thành công những vỏ sầu riêng vứt đi thành băng keo cá nhân dạng gel kháng khuẩn.

Sầu riêng là món ăn khoái khẩu tại Đông Nam Á nhưng công đoạn xử lý vỏ của loại trái cây này không hề dễ chủ yếu do phần gai nhọn của nó. Vỏ chiếm khoảng 60% số rác thải ra sau khi ăn sầu riêng và thường chỉ có thể vứt đi. Tuy nhiên giờ đây vấn đề này đã phần nào được giải quyết.

Singapore: Biến vỏ sầu riêng thành băng keo bảo vệ môi trường - Ảnh 1
Từ vỏ sầu riêng vốn chỉ vứt đi thành rác, các nhà khoa học đã làm ra băng keo kháng khuẩn có ích trong cuộc sống. (Ảnh: Reuters)

Một nhóm nghiên cứu ở Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) đã nghĩ ra cách mới để xử lý rác thải thực phẩm. Họ đã tìm ra cách chế biến vỏ sầu riêng thành băng keo cá nhân dạng gel kháng khuẩn, theo Reuters.

Quy trình được thực hiện như sau, đầu tiên là cắt lát vỏ sầu riêng và sấy đông khô rồi chiết xuất thành bột cellulose, sau đó trộn với glycerin. Hỗn hợp này chuyển thành một dạng hydrogel mềm, sau đó loại polymer này sẽ được cắt thành các miếng băng keo cá nhân.

Singapore: Biến vỏ sầu riêng thành băng keo bảo vệ môi trường - Ảnh 2
Giáo sư William Chen (trái) và Tiến sĩ Tracy Cui, các tác giả của nghiên cứu. (Ảnh: Reuters)

So sánh với các loại băng y tế thông thường, băng organo-hydrogel có thể giữ cho vùng da bị thương mát và ẩm hơn, giúp vết thương mau lành hơn. “Ưu điểm của loại băng y tế này là ẩm. Vì vậy, nó ngăn vết thương bị khô và giảm cảm giác ngứa, thích hợp cho những người mắc bệnh về da như bệnh chàm”, Giáo sư William Chen, Giám đốc Chương trình Khoa học và Công nghệ Thực phẩm tại NTU, nhấn mạnh.

“Singapore tiêu thụ khoảng 12 triệu quả sầu riêng một năm, ngoài phần múi sầu riêng thì phần vỏ và hạt chỉ có bỏ đi và điều này đã gây nên ô nhiễm môi trường”, Giáo sư William Chen, Giám đốc Chương trình Khoa học và Công nghệ Thực phẩm tại Đại học Công nghệ Nanyang cho biết.

Singapore: Biến vỏ sầu riêng thành băng keo bảo vệ môi trường - Ảnh 3
Một miếng băng keo y tế làm từ vở sầu riêng. (Ảnh: Reuters)

Cũng sử dụng công nghệ này, giáo sư Chen cho biết có thể chuyển đổi những loại rác thải thực phẩm khác, như đậu nành và các hạt ngũ cốc đã qua sử dụng thành dạng hydrogel, giúp hạn chế lượng rác thải.

Xét về chi phí, các nhà nghiên cứu cho biết việc sử dụng chất thải thực phẩm và nấm men để chế tạo băng kháng khuẩn sẽ tiết kiệm hơn so với việc sản xuất các loại băng thông thường có đặc tính kháng khuẩn làm từ các hợp chất kim loại đắt tiền như ion bạc hoặc đồng.

Ông Tan Eng Chuan (75 tuổi), một người buôn bán sầu riêng cho biết, ông bán được ít nhất 30 thùng sầu riêng mỗi ngày, tương đương 1.800 kg. Chia sẻ với Reuters, ông tin rằng việc tận dụng các phần bỏ đi của trái cây làm băng y tế là một sự đổi mới, giúp nông nghiệp phát triển bền vững hơn.

Nguyễn Linh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Singapore: Biến vỏ sầu riêng thành băng keo bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Bình: Hướng tới du lịch “Net zero”
Du lịch “Net Zero” là xu hướng mà các quốc gia trên thế giới đang hướng đến với mục đích không gây tổn hại đến môi trường trong quá trình hoạt động. Quảng Bình sẽ phát trển các sản phẩm du lịch theo xu hướng này.
Bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Tin mới

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .