Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định số 1804/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở đê Biển Tây tỉnh Cà Mau, đoạn từ bờ nam cống Kênh Mới đến bờ bắc cống Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời và vàm Tiểu Dừa, huyện U Minh…
Theo kết quả khảo sát đầu tháng 8 vừa qua, toàn tuyến đê biển Tây, tỉnh Cà Mau xuất hiện 4 đoạn sạt lở rất nguy hiểm với tổng chiều dài hơn 5,2km; trong đó, có hơn 3.250m đê bị sạt lở nghiêm trọng.
Do ảnh hưởng bảo số 5 bờ biển bãi tắm Cửa Đại ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam có nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, xâm thực vào đất liền 4-5m, nhiều điểm bị sạt lở sâu đến 3-4m so với mặt đất.
Kiểm toán Nhà nước đề nghị tỉnh Cà Mau xử lý, khắc phục tài chính tổng số tiền hơn 90 tỉ đồng; trong đó thu hồi, giảm thanh toán với số tiền khoảng 88,7 tỉ đồng...
Theo nhận định của Bộ TN&MT, có 4 đợt triều cường sắp diễn ra vào những tháng cuối năm, các địa phương miền Tây cần nhanh chóng triển khai phương án chủ động ứng phó.
Biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã tác động tiêu cực tới gần như toàn bộ đường bờ biển của tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu. Hàng ngàn dộ dân sống ven đê, trong rừng phòng hộ ven biển nơi đây đối mặt với nhiều rủi ro khi mùa mưa bão đến gần.
Ảnh hưởng mưa bão, tuyến đê biển Tây đi qua địa bàn hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang xuất hiện hàng loạt vị trí bị sạt lở, nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào. Cần có giải pháp mang tính cấp bách, bảo vệ đời sống và sản xuất cũng như hệ sinh thái rộng lớn phía trong đê.
Các địa phương theo dõi, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên toàn tuyến đê biển Tây, nhất là những đoạn có nguy cơ sạt lở cao để khắc phục, kịp thời ứng cứu khi xảy ra sạt lở.