Thứ sáu, 22/11/2024 01:56 (GMT+7)
Thứ hai, 19/09/2022 14:06 (GMT+7)

Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Hiện thực hóa nền kinh tế không phát thải

Theo dõi KTMT trên

Cùng với chuyển dịch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP) được xem là một trong những trụ cột quan trọng mà Bộ Công Thương đang triển khai nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zezo vào năm 2050.

Được biết, vào ngày 24/6/2020vừa qua, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 thay thế Quyết định 76/QĐ-TTg với mục tiêu: “Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”.

Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Hiện thực hóa nền kinh tế không phát thải - Ảnh 1
Cần sử dụng nhiều hơn túi tự hủy sinh học. (Ảnh: Nguồn Internet)

Sau 2 năm triển khai thực hiện, 24 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch hoạt động Chương trình SCP. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã xây dựng được 5 hướng dẫn kỹ thuật chuyên sâu cho các ngành triển khai sản xuất và tiêu dùng bền vững; xây dựng được Bộ tiêu chí áp dụng cho các làng nghề thủ công bền vững; xây dựng được bộ bài giảng đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho giảng viên, tuyên truyền viên; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số ngành; tính toán và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu áp dụng cho ngành phân bón; xây dựng tài liệu kỹ thuật và nâng cao năng lực về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng đối với sản phẩm bao bì.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết Chương trình SCP năm 2022 diễn ra mới đây tại Đà Nẵng, ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết: Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình và với nguồn kinh phí còn hạn chế nhưng kết quả thực hiện Chương trình hết sức đáng khích lệ.

Cụ thể: Bộ Công Thương đã hỗ trợ và hướng dẫn được 24 tỉnh/thành phố ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn; xây dựng các phóng sự và tổ chức các talk show phát định lỳ trên Đài truyền hình Trung ương về sản xuất và tiêu dùng bền vững; viết và đăng tải hàng trăm tin, bài viết chuyên sâu về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên trang thông tin của Bộ Công Thương, của Chương trình (www.scp.gov.vn) và trên các trang thông tin của các đơn vị báo chí trực thuộc Bộ; xây dựng và phát hành Bản tin sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành Công Thương; xây dựng 5 hướng dẫn kỹ thuật chuyên sâu cho các ngành triển khai sản xuất và tiêu dùng bền vững (ngành thủy sản, điện tử, bao bì, khai thác khoáng sản và ngành bia); xây dựng được bộ tiêu chí áp dụng cho các làng nghề thủ công bền vững; xây dựng được bộ bài giảng đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho giảng viên, tuyên truyền viên của các tỉnh, thành phố; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số ngành; tính toán và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp, áp dụng xây dựng cho ngành phân bón; xây dựng tài liệu kỹ thuật và nâng cao năng lực về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng đối với sản phẩm bao bì...​

Là địa phương có nhiều thành công trong việc triển khai Chương trình SCP và xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, sản xuất sạch hơn, ông Đào Hồng Thái - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương TP. Hà Nội) - chia sẻ, trung tâm đã xây dựng chương trình truyền thông để phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức, kiến thức, giới thiệu các mô hình sinh thái, các chuỗi cung ứng, các mô hình điển hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Kết quả, 70% các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp và 50% các doanh nghiệp tại các làng nghề được hướng dẫn, áp dụng sản xuất và tiêu dùng bền vững, áp dụng đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Và 80% các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TP. Hà Nội đã thực hiện cam kết giảm sử dụng túi nilon khó phân hủy, chuyển đổi sử dụng túi tự hủy sinh học, bao bì thân thiện với môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy…

Bộ Công Thương cho biết thêm rằng: Sẽ hỗ trợ một số địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030; hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các ngành như da giày, chế biến chè...

Để triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 , Chương trình đã xác định được 15 nhóm nhiệm vụ cụ thể sau: Hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh; Thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng; Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững; Thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái. Đồng thời, phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dung, mua sắm bền vững; Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và thực hành lối sống bền vững; áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải. Mặt khác, đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về sản xuất và tiêu dùng bền vững; Phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; Tiếp cận và hỗ trợ tài chính xanh; Tăng cường hợp tác quốc tế về sản xuất và tiêu dùng bền vững. 

Hà Ly

Bạn đang đọc bài viết Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Hiện thực hóa nền kinh tế không phát thải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Malaysia tăng trưởng cao
Trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia đạt 3,81 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu gạo đạt mức tăng trưởng tới 131,2%, vượt lên trên cả điện thoại các loại và linh kiện…

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.