Thứ sáu, 29/03/2024 19:58 (GMT+7)
Thứ bảy, 13/11/2021 16:00 (GMT+7)

'Ruộng lúa bờ hoa', mô hình tăng năng suất và thân thiện với môi trường

Theo dõi KTMT trên

Mô hình ứng dụng Công nghệ sinh thái (CNST) "Ruộng lúa bờ hoa" ở ĐBSCL không chỉ tăng lợi nhuận mà còn giải quyết được các vấn đề canh tác lúa hiện nay đầy thách thức do ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

Công nghệ sinh thái là mô hình quản lý tốt các đối tượng sâu rầy bằng cách trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch có lợi. Qua đó, giảm số lần phun thuốc trừ sâu, rầy làm tăng lợi nhuận cho nông dân.

Hơn chục năm qua, An Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL luôn mạnh mẽ duy trì và tổ chức các mô hình thường xuyên CNST được người dân đồng tình hưởng ứng cao.

Chính vì vậy diện tích sản xuất lúa, rau màu được áp dụng theo CNST ngày càng tăng thêm. Tính đến nay An Giang đã thực hiện gần 390 mô hình, với gần 4.000 lượt nông dân tham gia ứng dụng trên diện tích 3.212 ha.

'Ruộng lúa bờ hoa', mô hình tăng năng suất và thân thiện với môi trường - Ảnh 1
Nông dân say mê với công nghệ sinh thái. (Ảnh: Lê Hoàng Vũ - Nông nghiệp Việt Nam)

Điển hình tại huyện Châu Phú – An Giang vụ lúa Thu Đông 2021, toàn huyện triển khai 3 mô hình CNST có tổng diện tích 45 ha với hàng chục nông dân hồ hởi tham gia nhiệt tình vào phương thức sản xuất lúa theo CNST mong đón nhận năng suất cao, tăng lợi nhuận.

Ông Lương Hoàng Tuấn, Trưởng trạm Trồng trọt và BVTV huyện Châu Phú (An Giang) cho biết: Thay vì các năm trước nông dân canh tác lúa thường phải can thiệp phun xịt sâu rầy khá nhiều lần trên vụ lúa, tức là làm tăng chi phí trong canh tác. Và chưa kể kéo theo tăng các thứ khác như giống, phân bón, công lao động… nhưng năng suất lúa cuối vụ không cao, nông dân lãi thấp.

Khi nông dân áp dụng CNST được trong canh tác lúa và hoa màu được xem là phương thức sản xuất nông nghiệp an toàn thân thiện với môi trường. Trong quá trình thực hiện mô hình nhiều cá nhân, tập thể áp dụng CNST trong sản xuất lúa, rau màu đều cho kết quả tốt, tăng lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với canh tác theo truyền thống.

Cũng theo ông Tuấn, sản xuất nông nghiệp CNST được xem là hướng đi sản xuất nông nghiệp xanh và bền vững để cho ra nông sản đạt tiêu chuẩn an toàn, chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.

Còn tại vùng Đất Sen hồng tỉnh Đồng Tháp, lại áp dụng mô hình canh tác lúa khá độc đáo hơn. Thay vì chỉ sản xuất 2 vụ lúa như truyền thống thì thời gian gần đây một số nông dân trồng lúa lại kết hợp chăn nuôi vịt và thả cá đồng trên ruộng lúa và nói không với thuốc BVTV để tăng hiệu quả kinh tế. 

Ngoài áp dụng kỹ thuật sạ hàng để giảm lượng giống gieo sạ trong mô hình này nông dân hầu như không được sử dụng thuốc trừ sâu để phun cho lúa. Mà thay vào đó để tiêu diệt sâu rầy mà anh Vương dùng thiên địch là vịt và cá để tiêu diệt những côn trùng gây hại này.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết 'Ruộng lúa bờ hoa', mô hình tăng năng suất và thân thiện với môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TKV phủ xanh bãi thải mỏ với 2.000 ha cây xanh
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ tăng tốc thực hiện 'Xanh hóa môi trường khai thác mỏ', xây dựng tiêu chí 'Nhà máy trong công viên'. TKV đã trồng hơn 2.000 ha cây xanh trên bãi thải mỏ và riêng vùng Quảng Ninh trên 1.800 ha.
Trụ sở Techcombank đạt chứng nhận LEED Vàng về công trình xanh
Trụ sở Techcombank số 6 Quang Trung, Hà Nội và tòa nhà hội sở 23 Lê Duẩn, TP.HCM vừa được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (USGBC) trao chứng chỉ LEED Vàng. Để đạt được tiêu chuẩn này các công trình phải đáp ứng được 9 tiêu chí khắt khe nhất của USGBC.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.