Thứ sáu, 22/11/2024 09:18 (GMT+7)
Thứ sáu, 27/05/2022 14:45 (GMT+7)

Quy hoạch TP.HCM phát triển bền vững

Theo dõi KTMT trên

Theo Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký yêu cầu quy hoạch TP. HCM phải tạo đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Ngày 26/5 vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 642/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Quyết định số 642/QĐ-TTg yêu cầu việc lập quy hoạch TPHCM bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2021 – 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của cả nước, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Bên cạnh đó, Quyết định số 642/QĐ-TTg cũng nêu rõ, quy hoạch Thành phố phải gắn với tầm nhìn đến năm 2050, TP. HCM là đô thị thông minh, trình độ phát triển ngang tầm với các thành phố lớn khu vực Đông Nam Á và Châu Á, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên cơ cấu kinh tế hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và yếu tố đổi mới sáng tạo là trung tâm, có trình độ khoa học công nghệ phát triển và đời sống của người dân ở mức cao.

Quy hoạch TP.HCM phát triển bền vững - Ảnh 1
Quy hoạch TP. HCM là đô thị thông minh, trình độ phát triển ngang tầm với các thành phố lớn khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

Cũng theo Quyết định số 642/QĐ-TTg, mục tiêu lập quy hoạch là sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn Thành phố để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế của Thành phố phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030 nhằm hiện thực hóa mục tiêu, định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Thành phố theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025; xác định mô hình phát triển mới, các khâu đột phá chiến lược; nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn để TP. HCM tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, phát triển nhanh và bền vững, trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030; trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của Châu Á vào năm 2045; xử lý những vấn đề trước mắt trong 5 đến 10 năm tới, bao gồm ùn tắc giao thông, ngập úng do thủy triều và mưa, ô nhiễm môi trường ở các kênh rạch, các khu dân cư có điều kiện sống thấp.

Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030  nhằm phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của TP. HCM. Các điều kiện tự nhiên, xã hội thể hiện tính đặc thù của TP. HCM về vị trí địa lý (nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, đầu mối giao lưu quốc tế, nằm vị trí trung tâm của vùng Đông Nam bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long), điều kiện tự nhiên (hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai chảy qua trung tâm Thành phố, rừng ngập mặn Cần Giờ, biển Cần Giờ là cửa ngõ tiến ra biển Đông của Thành phố), điều kiện xã hội (một trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của cả nước, nơi hội tụ văn hóa của các vùng miền trong cả nước).

Theo Quyết định số 642/QĐ-TTg, nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030 cũng cần làm rõ những thách thức đối với sự quá tải về cơ sở hạ tầng, ngập nước, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và an sinh xã hội.

Đồng thời, nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030 cũng  cần đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.

Trong đó, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế, khả năng huy động nguồn lực: làm rõ được vai trò, vị trí trung tâm kinh tế của Thành phố đối với cả nước, vai trò đầu tàu và động lực tăng trưởng của cả nước; thực trạng sắp xếp, tổ chức các hoạt động kinh tế trên địa bàn Thành phố; so sánh kinh tế Thành phố với các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á; Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội: thể hiện rõ vai trò trung tâm của Thành phố về y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao đối với vùng và cả nước; đóng góp của lĩnh vực văn hóa - xã hội vào phát triển kinh tế Thành phố; hội nhập quốc tế về văn hóa; Thực trạng phát triển khoa học, công nghệ: làm rõ vị trí vai trò trung tâm của Thành phố về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đóng góp của khoa học, công nghệ vào phát triển Thành phố và khu vực; thực trạng phát triển tiềm lực về khoa học, công nghệ...

Quyết định số 642/QĐ-TTg cũng yêu cầu về phương án phát triển các ngành quan trọng, trong đó, phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, sử dụng ít lao động, nhà máy thông minh, sản xuất sản phẩm thông minh; phát triển các nhóm ngành công nghiệp trọng yếu; chuyển từ hoạt động gia công, lắp ráp sang chế tạo; phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung theo mô hình cụm liên kết ngành; chuyển đổi các khu chế xuất và công nghiệp, cụm công nghiệp hiện hữu sang mô hình khu chế xuất và công nghiệp, cụm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Còn đối với ngành dịch vụ, Quyết định số 642/QĐ-TTg nêu rõ, thương mại với vai trò trung tâm bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu, trung tâm mua sắm của cả nước và quốc tế; phát triển kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ hiện đại, kinh doanh trực tuyến. Vận tải và kho bãi gắn với phát triển giao thông thông minh, các trung tâm logistics, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, hình thành các trung tâm logistics gắn với phát triển hệ thống cảng biển, bến bãi trong mỗi liên kết vùng Đông Nam bộ, Tài chính ngân hàng và bảo hiểm gắn với phát triển trung tâm tài chính quốc tế.

Phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển TPHCM trở thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung...

Tam giác vàng Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão sẽ có diện mạo mới?

Ngày 26/5 vừa qua, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP. HCM đã có văn bản xin ý kiến UBND TP. HCM chấp thuận chủ trương lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 khu trung tâm hiện hữu TP. HCM (khu 930 ha) tại khu tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão (thuộc P.Phạm Ngũ Lão, Q.1).

Được biết, theo Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2.000 được phê duyệt năm 2012, khu đất này có chức năng quy hoạch đất phức hợp. Năm 2007, nơi đây được lập dự án khách sạn cao cấp, kết hợp thương mại, dịch vụ với quy mô 55 tầng, chiều cao tối đa 224 m nhưng tiến độ chậm chạp do vướng mắc trong thủ tục pháp lý kêu gọi đầu tư. Từ đó đến nay, người dân bức xúc vì chỉ được xây dựng tạm, sửa sang theo hiện trạng. Đến cuối năm 2020, HĐND TP.HCM thông qua danh mục hủy bỏ các dự án cần thu hồi đất, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn, trong đó có dự án này.

Sở QH-KT cho biết việc thu hồi dự án, không còn kêu gọi đầu tư, điều chỉnh quy hoạch khu vực này sẽ giữ lại được quỹ đất giáo dục, giải quyết nhu cầu sửa chữa xây dựng của các hộ dân và doanh nghiệp, chỉnh trang đô thị. Việc điều chỉnh quy hoạch là phù hợp thực tế, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.

Thư Anh

Bạn đang đọc bài viết Quy hoạch TP.HCM phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.